Xử lý nước thải trường học bằng hệ modunl hợp khối, hướng tiếp cận tiên tiến, hiệu quả

Dân số Việt Nam ngày càng tăng, nhu cầu trường học ngày càng nhiều.

Tính đến năm 2014, cả nước có hơn 14 000 trường mầm non, hơn 15.000 ngàn trường tiểu học, 10.239 trường trung học cơ sở, 2.386 trường trung học phổ thông, 585 trường phổ thông cơ sở và 281 trường trung học. Ngoài ra còn có hàng ngàn các trường khối đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp…

Mỗi trường theo từng cấp lớp có hàng trăm, ngàn, thậm chí chục ngàn học sinh, sinh viên, giáo viên.

1. Nước thải trường học

 Hiện nay các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông đều có chế độ bán trú, đặc biệt là tại các thành phố lớn. Do đó, tại các trường học đều có nhà ăn dành cho học sinh và giáo viên.

Do đó, nước thải trường học không chỉ là nước thải từ khu vệ sinh, nước mưa chảy tràn mà còn có nước thải từ nhà ăn. Thành phần tính chất nước thải chứa nhiều dầu mỡ, chất rắn lơ lửng và chất hữu cơ cao.

2. Công nghệ xử lý nước thải trường học và các cơ sở giáo dục.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải áp dụng phổ biến tại mội số trường học, cơ sở giáo dục

3. Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải trường học

Nước thải được chia làm hai nguồn xử lý sơ bộ trước khi đưa vào hệ thống xử lý chính thức:

  1. Nước thải từ WC sẽ được dẫn về hầm tự hoại trước khi đến hệ thống xử lý nước thải tập trung. Bên trong hầm tự hoại diễn ra 2 quá trình:
  2. Quá trình tĩnh-lắng cặn: dưới tác dụng của trọng lực các hạt cặn lơ lửng sẽ lắng xuống đáy bể, tại đây vi sinh vật kỵ khí sẽ phân hủy các chất hữu cơ. Nước sau tách cặn theo đường ống ra khỏi bể.
  3. Quá trình lên men: cặn lắng dưới đáy bể sẽ được vi sinh vật kỵ khí phân hủy nhằm giảm thể tích và mất mùi hôi. Tốc độ phân hủy phụ thuộc vào pH và nhiệt độ, hàm lượng vi sinh vật…
  1. Nước thải nhà ăn được thu gom vào bể tách dầu mỡ phát sinh từ nhà bếp tránh gây tắc nghẽn bơm. Trước khi vào bể tách dầu mỡ sẽ được dẫn qua song chắn rác để tách một số chất rắn lơ lửng có kích thước lớn trong nước thải.

Sau đó cả 2 nguồn thải sẽ được dẫn vào bể điều hòa. Trong bể điều hòa có lắp đặt hệ thống thổi khí để tránh lắng cặn và phát sinh mùi nước thải. Bể điều hòa có tác dụng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải ổn định trong cả quá trình xử lý.

Bể thiếu khí kết hợp hiếu khí có khả năng xử lý tổng hợp: khử BOD, nitrat hóa, khử NH4+ và khử NO3- thành N2. Bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, và không cần cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được một nửa lượng oxy khi nitrat hóa khử ion NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử ion NO3-. Nước thải trong bể hiếu khí được tuần hoàn liên tục về bể thiếu khí với lưu lượng từ 50% – 100%.

Công nghệ MBR: là loại bể xử lý kết hợp cả phương pháp sinh học và vật lý. Các màng lọc sinh học trong bể có cấu tạo gồm nhiều sợi rỗng liên kết lại với nhau, và mỗi sợi rỗng lại được cấu tạo như màng lọc với lỗ rất nhỏ mà vài loại vi sinh vật không có thể xuyên qua. Với kích thước lỗ khoảng 0,01 – 0,2 µm thì các chất rắn, chất hữu cơ, VSV trong nước thảisẽ bị giữ lại, nước trong sẽ xuyên qua lớp màng lọc và được bơm thoát ra ngoài mà không cần qua bể lắng, lọc hay khử trùng.

Nước thải sau xử lý đảm bảo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT, sẽ xả ra nguồn tiếp nhận.

4. Công nghệ xử lý nước thải trường học có các ưu điểm:

- Công nghệ đề xuất phù hợp với đặc điểm, tính chất của nguồn nước thải.

- Nước thải sau xử lý đạt yêu cầu quy chuẩn.

- Diện tích đất sử dụng tối thiểu.

- Dễ vận hành và quản lý hệ thống giúp cho việc quản lý bền vững.

- Hệ thống sử dụng bể MBR có thể không cần quá trình lọc hay khử trùng.

LIÊN HỆ TƯ VẤN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ MIỄN PHÍ TẠI ĐÂY 0942226986

Các dự án mẫu do VINACEE thực hiện tại các trường học, cơ sở giáo dục 

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!