Vệ sinh sinh thái, khái niệm, nguyên tắc và những đặc trưng cơ bản.

Vệ sinh sinh thái, khái niệm  những nguyên tắc và đặc trưng cơ bản

Vệ sinh sinh thái dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản là : Ngăn ngừa ô nhiễm hơn là thực hiện xử lý ô nhiễm sau khi đã xảy ra; Tách riêng nước tiểu và phân ; Sử dụng các sản phẩm một cách an toàn để phục vụ cho nông nghiệp, cây trồng.

Nước tiểu và phân được tách riêng, chứa và xử lý riêng để loại bỏ những sinh vật gây bệnh, rồi sau đó đưa đi sử dụng. Các chất dinh dưỡng chứa trong phân và nước tiểu có thể xử lý hay tái chế và sử dụng trong nông nghiệp.

Một bộ phận quan trọng của vệ sinh sinh thái là hố xí để phân chia và lưu giữ riêng nước tiểu và phân trước khi thu hồi và tái sử dụng. Thông thường phân có chứa các tác nhân gây bệnh nhiều hơn là nước tiểu. Vì vậy phân phải được xử lý bằng các phương pháp làm khô và phân hủy.

Việc khử nước hay làm khô sẽ rất đơn giản nếu nó không bị trộn lẫn với nước tiểu và nước. Khi phân bị phân hủy hay lên men kỵ khí thì các tác nhân gây bệnh trong đó như virus ( siêu vi khuẩn ), vi khuẩn và trứng giun sẽ bị tiếu diệt. Chỉ sau khi phân hủy thì phân mới có thể tái sử dụng.

Nước tiểu tướng đối an toàn, chỉ cần chứa một thời gian ngắn thì có thể sử dụng trong nông nghiệp. Nước tiểu chứa một lượng đáng kể Nito, Phốt pho va Kali là những chất bón rất quý cho cây trồng.

Khái niệm vệ sinh sinh thái là một chu trình kín của các chất dinh dưỡng chứa trong nước thải với nông nghiệp. Ngoài việc cung cấp các giải pháp công nghệ phù hợp, vệ sinh sinh thái còn góp phần đảm bảo an toàn thực phẩm địah phương, một vấn đề rất quan trọng trong nhiều nước đang phát triển.

Có thể nói, Việt Nam là nước đi đầu trong việc lựa chọn mô hình vệ sinh sinh thái và bắt đầu từ những năm 60 của thế kỉ trước với hình ảnh là hố xí hai ngăn tách nước tiểu Từ đó phát triển sang Trung Quốc, Ân Độ.

Các nước phát triển như Thụy Điển và các nước Bắc Âu là những nước đi đầu trong việc phát triển áp dụng mô hình vệ sinh sinh thái bằng cách sản xuất các loại bệ xí phân tách riêng phân và nước tiểu ( hình 2 )

 + Nước tiểu được tích trữ lại trong thùng sau đó đưa đi tập trung, xử lý đơn giản và tưới cho cây trồng nông nghiệp.

+ Nước thải được xử lý tại chỗ và cũng được dùng để tưới cho cây trồng

Đặc trưng cơ bản của vệ sinh sinh thái

Một là ngăn ngừa ô nhiễm và bệnh tật liên quan tới phân người, quản lý nước tiểu và phân như một nguồn tài nguyên hơn là chất thải và phải thu hồi, tái chế, tái sử dụng các chất dinh dưỡng trong đó.

 Nếu vệ sinh sinh thái được thực hiện hóa, thì nó sẽ cho nhiều ưu điểm đối với môi trường, nông nghiệp, các hộ gia đình cũng như đô thị và chính quyền đô thị.

Trong hệ thống vệ sinh sinh thái, việc tách phân và nước tiểu cũng như xử lý phân trong điều kiện kỵ khí là rất phù hợp và có hiệu quả. Như vậy, vệ sinh sinh thái không chỉ sản sinh ra năng lượng ở dạng khí sinh học, mà còn đảm bảo tái sử dụng chất dinh dưỡng một cách vệ sinh, an toàn cũng như bảo vệ nguồn nước.

Phân có khả năng lên men và tạo khí sinh học, còn nước tiểu thì không mảy may tạo ra khí sinh học. Vì vậy việc tách riêng ngay tại nguồn là giải pháp tốt nhất để cải thiện hệ thống vệ sinh.

Hệ thống vệ sinh sinh thái khác hệ thống vệ sinh truyền thống ở chỗ, hệ thống vệ sinh sinh thái không chỉ kiểm soát được một cách trực tiếp các nguy cơ về vệ sinh đối với dân chúng, mà còn bảo vệ được môi trường thiên nhiên. Khi tạo thành các chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng và những nguyên tố vết có thể cung cấp cho nông nghiệp và độ phì của đất sẽ được bảo tồn, sự an toàn thực phẩm một cách lâu dài sẽ được đảm bảo (bảng 1)

Trong thực tế, nói chung chiến lược vệ sinh sinh thái được áp dụng sẽ đảm bảo việc thu gom, xử lý riêng biệt phân, nước tiểu và nước xám và do đó sẽ giảm thiểu được nhu cầu dùng nước là nước quý có chất lượng để ăn uống và có thể xử lý các dòng nước thải riêng biệt với chi phí thấp, mà hệ quả là tái sử dụng các chất quý làm phân bón cải thiện cho đát, còn nước thì dùng để tưới hay làm giàu nước ngầm.

 Hệ thống vệ sinh sinh thái bền vững sẽ bảo tồn được sự cân bằng tự nhiên vốn có một cách đáng kể giữa lượng chất dinh dưỡng thải ra bởi một người trong một năm và chính lượng chất đó lại đòi hỏi để sản xuất lương thực cho chính con người. Do đó sẽ tiết kiệm được nguồn tài nguyên có hạn.

 Một cách lý tưởng những hệ vệ sinh sinh thái bền vững có thể thu hồi được toàn bộ các chất dinh dưỡng, các nguyên tố vết nước thải và các chất thải hữu cơ của hộ gia đình và tái sử dụng các chất đó trong sản xuất nông nghiệp. Bằng cách đó các hệ vệ sinh sinh thái sẽ giúp bảo tồn được độ phì nhiêu của đất và đảm bảo an toàn thực phẩm một cách lâu dài.

Nguồn : Tham khảo

 

 

 

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!