Vệ sinh sinh thái học đường – giải pháp kỹ thuật cho các trường học Việt Nam
Giáo dục là Quốc sách hàng đầu: Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển đất nước thì sự nghiệp giáo dục và đào tạo luôn được coi trọng và đưa lên hàng đầu. Để nâng cao chất lượng của quá trình giáo dục, bên cạnh chú trọng vào việc dạy và học các kiến thức, thì việc tạo cho học sinh một môi trường học tập trong lành, an toàn cho sức khỏe, phù hợp với từng độ tuổi cũng rất quan trọng. Bởi khi có một môi trường học tập tốt thì khả năng học tập, tiếp thu của học sinh sẽ cao hơn, học sinh sẽ được phát triển toàn diện về trí thức, thể chất lẫn tinh thần.Đặc biệt nhà vệ sinh (NVS) là một hạng mục không thể thiếu trong các trường học. Thế nhưng hiện nay tình trạng NVS xuống cấp, mất vệ sinh đang tồn tại khá phổ biến ở nhiều trường, nhất là vùng ngoại thành, các tỉnh, vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa….
- Hiện trạng
Nhà vệ sinh dơ, bẩn, bốc mùi từ lâu nay vẫn là vấn đề nhức nhối đối với giáo viên, phụ huynh và trở thành nỗi ám ảnh với học sinh khiến các em không dám đi vệ sinh tại trường mà phải chờ về nhà hoặc tìm nơi khác. Nhiều nhà vệ sinh hư hỏng, các hạng mục như trần, tường, đường ống nước, các thiết bị bốc mùi…. Theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo Phùng Xuân Nhạ (tháng 4 năm 2018) 95% đến 97% trường phổ thông và mầm non trong cả nước có nhà vệ sinh, tuy nhiên chỉ khoảng 40% trong số đó đạt chuẩn, còn lại đã bị xuống cấp và chưa được tu sửa, nâng cấp, đặc biệt ở khu vực nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa
Hình ảnh một số nhà vệ sinh không đạt chuẩn
Chiếu theo quy định của Bộ Y tế về vệ sinh trường học, bình quân từ 100-200 học sinh trong một ca học phải có 1 hố tiêu. Với các trường tổ chức bán trú, nội trú đảm bảo bình quân 25 học sinh có 1 hố tiêu.Trên thực tế, điều này còn quá xa vời đối với các trường học.Nhiều trường nội thành có bán trú ở Hà Nội, nhất là trường tiểu học đều có số lượng học sinh trong lớp lên tới 50-60 học sinh thì quá tải nhà vệ sinh là điều hiển nhiên.Trong khi nhà vệ sinh ở các trường nội thành luôn trong tình trạng bẩn vì quá tải, thì ở các vùng nông thôn, nhà vệ sinh trường học lại quá ít, thậm chí có nơi không có.
Nguy cơ bệnh tật từ nhà vệ sinh bẩn
Những khảo sát trong trường học chỉ ra rằng NVS bẩn khiến nhiều học sinh phải nhịn đi vệ sinh, và đó là nguyên nhân của nhiều bệnh tật. Theo điều tra của UNICEF Việt Nam, 40% ca nhiễm tiêu chảy của học sinh bắt nguồn từ trường học nhiều hơn ở nhà và đặc biệt NVS bẩn là ổ chứa gần 200 loại vi khuẩn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tay chân miệng, tiêu chảy, viêm gan A.... Không chỉ vậy việc nhịn tiểu ở trẻ em còn dẫn đến nhiều nguy cơ khác như nhiễm trùng đường tiểu, suy thận.Thêm nữa, ngại đi vệ sinh sẽ làm trẻ không dám uống nhiều nước, trong khi ở độ tuổi này các em thường vận động nhiều nên rất cần cung cấp đầy đủ nước.Việc không uống đủ nước sẽ làm hại đến cơ thể.
- Hướng giải quyết
Mặc dù đã được sự quan tâm của Ngành Giáo dục nói riêng cũng như Chính phủ nói chung trong việc rà soát thực trạng hệ thống NVS để có kế hoạch cải tạo và xây dựng NVS trường học đạt chuẩn. Tuy nhiên vấn đề này còn đang gặp nhiều khó khăn về mặt chi phí, vốn đầu tư cũng như về mặt kỹ thuật chưa có.
Vấn đề đặt ra hiện nay là cần có một mô hình vệ sinh phù hợp với những tiêu chí đặt ra:
- Phương pháp xây dựng đơn giản và khả thi.
- Chi phí xây dựng thấp.
- Đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường.
Gần đây, trên thế giới đã hìnhthành một phương thức tiếp cận mới trong vệ sinh môi trường, đó là vệ sinh sinh thái. Mô hình này đảm bảo sự cân bằng và phù hợp giữa nhu cầu và khả năng, dựa trên sự phát huy tối đa vai trò của người sử dụng phục vụ vệ sinh, bao gồm cả thoát nước, xử lý nước thải. Mô hình dựa trên 3 nguyên tắc cơ bản: ngăn ngừa ô nhiễm hơn là xử lý ô nhiễm sau khi đã xảy ra; tách riêng nước tiểu và phân; sử dụng các sản phẩm một cách an toàn để phục vụ cho nông nghiệp, cây trồng.Đặc trưng cơ bản của vệ sinh sinh thái là ngăn ngừa ô nhiễm và bệnh tật liên quan đến phân người, quản lý nước tiểu và phân như một nguồn tài nguyên hơn là chất thải và phải thu hồi, tái chế, tái sử dụng các chất dinh dưỡng trong đó.
Hệ thống vệ sinh sinh thái khác hệ thống vệ sinh truyền thống ở chỗ, hệ thống vệ sinh sinh thái không chỉ kiểm soát được một cách trực tiếp các nguy cơ về vệ sinh đối với dân chúng, mà còn bảo vệ được môi trường thiên nhiên. Trong thực tế chiến lược vệ sinh sinh thái được áp dụng sẽ đảm bảo cho việc thu gom, xử lý riêng biệt phân, nước tiểu và nước xám, do đó sẽ giảm thiểu được nhu cầu dùng nước.
Mô hình vệ sinh sinh thái cho trường học và các khu công cộng
Một số giải pháp kỹ thuật đã được áp dụng
Ngoài ra hệ thống xử lý nước thải cũng cần được quan tâm để đảm bảo nguồn xả thải ra môi trường không bị ô nhiễm.Ở Việt Nam hiện nay cũng như ở nhiều nước khác bể tự hoại truyền thống là một công nghệ xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt phổ biến nhất.Với bể tự hoại truyền thống, hai quá trình chủ yếu (lắng và phân huỷ kỵ khí cặn lắng) chỉ cho phép đạt hiệu suất xử lý tối đa theo cặn lơ lửng là 50% và theo chất hữu cơ COD là 30%. Trên thực tế, rất nhiều bể tự hoại truyền thống cho hiệu suất xử lý thấp hơn nhiều, do được thiết kế, xây dựng và quản lý không đúng quy cách.
Do đó cần có những giải pháp kỹ thuật để xử lý nguồn nước thải với công nghệ hiện đại thay thế bể tự hoại truyền thống. Thông qua Tiểu dự án Vệ sinh phân tán (DESA), các nhà khoa học của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đô thị và Khu công nghiệp (CEETIA) thuộc Trường Đại học Xây dựng Hà Nội không chỉ nghiên cứu một cách hệ thống về các mô hình quản lý nước thải phân tán, mà còn cung cấp các giải pháp công nghệ xử lý hữu hiệu, trong đó có bể tự hoại cải tiến BAST, BASTAF và hệ thống xử lý nước thải phân tán theo công nghệ BASTAF.
Bể phốt tự hoại cải tiến BASTAF đã được các cơ quan quan trắc trong phòng thí nghiệm cũng như trong môi trường thực tế cho thấy hiệu suất xử lý chất cặn bã của bể tự hoại từ 2 – 3 lần, hoạt động ổn định ngay cả khi dao động nồng độ và lưu lượng chất thải đầu vào lớn so với hệ thống thông thường cụ thể như: Hàm lượng chất lơ lửng SS đạt 75%, theo COD đạt 75 – 90%, theo BOD5 đạt 71 – 85%, theo TSS đạt 75 – 95%
Bể tự hoại cải tiến với vách ngăn mỏng (baffled septic tank - BASTAF)
Mặt khác nước cấp cho nhà vệ sinh có thể tận dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên rất lớn đó là nước mưa trong khi nguồn tài nguyên nước đang ngày càng cạn kiệt, cạn kiệt về cả số lượng cũng như chất lượng xấu Việc xử lý nước mưa đơn giản hơn việc xử lý nước mặt và nước ngầm. Mặt khác việc khai thác nước mưa tại chỗ cũng đơn giản và rẻ hơn các loại nguồn nước khác do không phải tốn điện năng, đường ống chuyển tải.... Do vậy, việc sử dụng nước mưa tại chỗ là một giải pháp cấp nước phân tán an toàn và chi phí thấp.Các giải pháp cấp nước và vệ sinh phân tán tại chỗ với chi phí thấp đang là hướng đi được các nhà khoa học nghiên cứu. Công ty Vinacee chúng tôi cũng quan tâm sâu sắc về vấn đề này, do vậy chúng tôi sẽ luôn cập nhật các thông tin mới nhất để cung cấp cho Quý khách hàng có một khái niệm và cái nhìn tổng quan hơn.
- Kết luận
Vệ sinh sinh thái học đường – Nỗi lo không của riêng ai.Đừng nên nói suông “vì lợi ích trăm năm trồng người” mà không quan tâm đến những vấn đề đơn giản của vệ sinh học đường, nơi đó có thế hệ tương lai của đất nước đang được học tập và đào tạo. Công ty Vinacee chúng tôi đồng hành cùng các trường học, cùng với quốc gia luôn mang đến những giải pháp kỹ thuật tối ưu, chi phí thấp đảm bảo một môi trường sinh thái học đường an toàn, đạt tiêu chuẩn.
Công ty vinacee đồng hành đưa ra các phương án đầu tư xây dựng hệ thống nhà vệ sinh công công, vệ sinh trường học đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn.
KS. Nguyễn Thị Thu - Phòng R&D (TV miễn phí - Điện thoại 0982.309.689)
Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam
Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Cơ sở 2: Tầng 9, Số 66, Trần Đại Nghĩa, P. Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trung, Hà Nội.
ĐT: 0974852736 , 0942226986
Email: thunguyeneehus@gmail.com / Vinaceeco@gmail.com
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!