Vai trò của bể phân hủy kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải bằng PP sinh học AAO
Công nghệ AAO là một trong những công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học phổ biến hiện nay tại Việt Nam cũng như trên Thế Giới. Với nhiều đặc điểm nổi bật như dễ vận hành, chi phí đầu tư thấp, hiệu quả xử lý cao, đảm bảo xử lý ổn định các thành phần dinh dưỡng như Ni tơ, phốt pho. Do đó, công nghệ AAO là sự lựa chọn của rất nhiều công trình, dự án xử lý nước thải và được modun hóa thành các sản phẩm chế tạo sẵn khá phổ biến như: Bể AAO, JOKASO, BIOFI, JOKA- VINA, BIOGFAST.
Xử lý nước thải theo công nghệ AAO là xử lý sinh học liên tục, qua 3 bể, ba hệ vi sinh khác nhau: kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí (xử lý 3 bậc)
AAO được viết tắt của cụm từ Anerobic (quá trình sinh học yếm khí - tại bể kỵ khí) – Anoxic (thiếu khí) – Oxic (hiếu khí)
Vai trò của bể sinh học kỵ khí trong công nghệ AAO:
Bể sinh học kỵ khí là phương pháp sử dụng các vi sinh vật kỵ khí và vi sinh vật tùy nghi để phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ có trong nước thải, ở trong điều kiện không có oxi hòa tan với nhiệt độ, pH,…thích hợp để cho các sản phẩm trung gian với cấu trúc mạch đơn giản hơn cho các quán trình phân hủy tiếp theo như các Axit, Rượu, Axit amin và các sản phấm khí khác (chủ yếu là CO2, CH4).
Chất hữu cơ -> CH4 + CO2 + H2O+ NH4 + H2S!
Bể tự hoại cải tiến (Với ngăn lọc kỵ khí được bố trí dòng chảy hướng lên cho hiệu quả xử lý căn, BOD, COD cao)
Các vi sinh vật tham gia vào quá trình phân hủy kỵ khí thường có sẵn trong các chất thải hữu cơ, nhưng với số lượng ít, khả năng thích nghi với môi trường bị hạn chế và hiệu quả xử lý thấp. Vì vậy cần bổ sung men vi sinh kỵ khí để tăng hiệu suất xử lý. Thúc đẩy nhanh quá trình phân hủy các chất hữu cơ phức tạp và tạo khí metan
Qúa trình sinh học kỵ khí gồm có 2 giai đoạn:
Đầu tiên là giai đoạn thủy phân – tạo axit
Dưới tác động của các enzyme thủy phân do vi sinh vật tiết ra các chất hữu cơ -phức tạp như Gluxit chuyển thành các đường đơn, Propit chuyển thành Pedtid và các Axit amin, Lipit chuyển thành Glyxerin và Axit béo.
Sản phẩm của giai đoạn này rất đa dạng bao gồm các Axit, Rượu, Axit amin, Amoniac, Hidrosunfua…Vì vậy khối lượng của cặn giảm ít và có mùi khó chịu. Độ pH của giai đoạn này < 7 nên được gọi là giai đoạn lên men axit (Pha lên men acid).
Tiếp theo là giai đoạn tạo khí – tạo kiềm hay tạo Metan (XEM THÊM HỆ THỐNG HỢP KHỐI AAO)
Dưới tác dụng chủ yếu của vi khuẩn Metan sản phẩm của quá trình thuỷ phân lại tiếp tục bị phân giải và tạo ra sản phẩm cuối cùng là hỗn hợp các khí sinh học. Hydrat cacbon bị phân huỷ nhanh nhất thành CO2, CH4. Các chất hữu cơ khác cũng bị phân huỷ gần như hoàn toàn. Độ pH nước thải từ 7- 8 nên được gọi là giai đoạn lên men kiềm.
=> Bể kỵ khí có vai trò quan trọng trong công nghệ AAO, giúp giảm hàm lượng hữ cơ như COD, BOD trước khi nước thải vào các công đoạn xử lý tiếp theo, đồng thời quá trình lên men acid, thủy phân giúp các chất phức tạp và chuyển hóa thành các chất gản đơn tạo điều kiện và đảm bảo cho các quá trình xử lý phía sau được hiệu quả hơn, dễ dàng hơn.
Trên đây là một số tính chất và công năng chính của Bể kỵ khí trong hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học nói chung và trong hệ thống công nghệ AAO nói riêng. VINACEE và nhóm tác giá kính mong bạn đọc có thêm các tư liệu thông tin cần thiết đồng thời chia sẻ nguồn tin bổ ích này cho cộng đồng ngành môi trường
Trân trọng: Biên tập KS Nguyễn Văn Thanh – VINACEE Việt Nam
THÔNG TIN LIÊN HỆ NHẬN TƯ VẤN MIỄN PHÍ
Công ty CP Kỹ Thuật Môi Trường và Xây Dựng VINACEE Việt Nam
Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội
Cơ sở 2: Số 5/2 Ngõ 1295 Đường Giải Phóng, Q Hoàng Mai, Hà Nội
VPGD: Tòa nhà Licogi, số 25A, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội
Showroom 1: 41 Trường Chinh, Thanh Xuân, Hà Nội
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!