Thiết bị xử lý nước thải hợp khối Compsite (FRP) - Ưu và nhược điểm

 Thiết bị xử lý nước thải hợp khối còn có tên gọi khác là Modun xử lý nước thải hợp khối là loại bồn xử lý nước thải có phạm vi công suất xử lý từ 1.5 – 60m3/ngày đêm, với tiêu chí đơn giản, hiệu quả, giá cả phù hợp cho các doanh nghiệp và bệnh viện, trường học, đang tìm một giải pháp để xử lý lượng nước thải sinh hoạt, nước thải y tế, chế biến thực phẩm tại đơn vị của mình.

1. Đặc điểm ứng dụng đối với các cơ sở (XEM CÁC CÔNG TRÌNH THỰC TẾ)

-  Chủ yếu hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, y tế, bệnh viện có mặt bằng nhỏ, diện tích hạn chế, các hạng mục xử lý nước thải xây dựng chiếm diện tích, mất mĩ quan, gây mùi. Vì thiết bị hợp khối FRP ra đời, nhằm giải quết triệt để các vấn đề trên, mà vẫn đạt hiệu quả xử lý tối ưu nhất.

-  Ngoài ra, 1 số doanh nghiệp việc kết hợp hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt vào chung 1 hệ thống vừa tiết kiệm chi phí đầu tư, diện tích xây dựng, công tác vận hành. Thì việc lắp đặt thiết bị hợp khối cho hệ thống xử lý hóa lý, trước khi đi vào bể gom chung của hệ thống xử lý nước sinh hoạt cũng sẽ được áp dụng.

2. Cấu tạo của thiết bị hợp khối FRP - Bồn Bastaf

Thiết bị xử lý nước thải FRP bao gồm nhiều bồn chứa có liên kết với nhau thông qua các gân tăng cứng bằng thép được bọc phủ Composite (FRP) bên ngoài, nhờ có lớp phủ này mà các gân tăng hay bồn chứa không sợ bị oxit và các loại dung môi khác ăn mòn.

2.1. Thiết bị hợp khối xử lý nước thải sinh hoạt, bệnh viện

   Trong bồn xử lý nước thải sinh hoạt gồm có năm ngăn với những chức năng xử lý riêng biệt, bao gồm ngăn thiếu khí, ngăn hiếu khí, ngăn lắng, ngăn khử trùng và cuối cùng là ngăn chứa bùn.

a. Ngăn Thiếu khí

Đây là ngăn đầu tiên của thiết bị, chuyên dùng để khử nitơ và các chất hữu cơ có trong nước thải. Thông thường, máy khuấy hoặc hệ thống phân phối khí thô sẽ được lắp đặt dưới đáy ngăn để tăng độ đồng đều của nước thải và không cho bùn sinh học lắng xuống dưới đáy bể.

b. Ngăn Hiếu khí có thể kết hợp ngăn MBR

Đây là ngăn tiếp theo, tại đây các tạp chất hữu cơ và chất dinh dưỡng, chất ô nhiễm sẽ được thiết bị chuyển hóa thành CO2, H20, NO3-, N2 và sinh khối. Ở ngăn thứ hai hệ thống phân phối khí mịn sẽ được lắp đặt dưới đáy ngăn nhằm cung cấp O2 cho toàn bộ quá trình xử lý và trộn đều bùn hoạt tính với các chất ô nhiễm, đặc biệt trong ngăn thiếu khí và ngăn hiếu khí sẽ có đệm vi sinh để tăng mật độ bùn hoạt tính trong bể xử lý, giúp giảm thời gian xử lý nước thải trong bể.

c. Ngăn lắng

Tại đây, các bông cặn tồn dư từ ngăn hiếu khí sẽ được lắng để tách ra khỏi dòng nước trước khi tiến vào ngăn khử trùng. Trong ngăn lắng có đường tuần hoàn bùn về bể thiếu khí nhằm khử nitơ có trong nước thải và duy trì mật độ bùn hoạt tình ở bể xử lý của ngăn hiếu khí, đồng thời phần bùn dư trong toàn bộ quá trình sẽ được thải bỏ để tránh gây hại tới thiết bị.

d. Ngăn khử trùng
Sau khi dòng nước được lắng cặn và chảy qua ngăn khử trùng thì hóa chất chuyên dụng để khử trùng như NaOCl sẽ được bơm cấp vào thiết bị hoặc thả vào dưới dạng viên nén để khử vi sinh vật và vi khuẩn gây bệnh trong nước. 
-  Đây là khâu thứ tư nhưng cũng là khâu cuối cùng trong toàn bộ quy trình xử lý nước thải vì ngăn tiếp theo trong thiết bị chỉ dùng để chứa bùn thải, nước thải sinh hoạt sau khi đến bước này sẽ đạt yêu cầu cho phép về quy chuẩn nước thải sinh hoạt của bộ môi trường.

e. Ngăn chứa bùn
Đường tuần hoàn bùn từ ngăn lắng sẽ đưa phần bùn dư vào ngăn chứa bùn, phần nước trong được chảy về ngăn thiếu khí để xử lý còn bùn thì được lưu lại một thời gian trước khi sinh khối trong bùn tự phân hủy và giảm khối lượng. Thời gian để phần bùn thải tồn đọng được đem đi xử lý là khoảng 2 – 3 tháng, đây là mặc định và còn tùy theo địa điểm lắp đặt và công suất xử lý mà thời gian này sẽ chênh lệch theo.

Ưu nhược điểm của hệ thống Modun hợp khối (Nhận catalogue)

 + Hiệu suất xử lý cao, ổn định. Hệ thống có thể làm việc gián đoạn, hay chỉ chạy ở chế độ tiết kiệm (chỉ lắng và lọc kỵ khí). Cho phép xả nước thải sau xử lí ra môi trường hoặc tái sử dụng.

+ Áp dụng linh hoạt cho nhiều loại nước thải, với các quy mô công suất khác nhau. Khi công suất của nhà máy tăng lên chỉ cần gắn thêm các modun vào hệ thống thay vì phải đập phá xây lại.

 + Hoàn toàn kín, khít, không thấm, không rò rỉ. Có độ bền vĩnh cửu với thời gian và chịu được tác động cơ học cao. Không bị ăn mòn bởi các quá trình sinh hóa trong nước thải.

+ Bể được sản xuất ở quy mô công nghiệp, đảm bảo đúng quy cách, phát huy hiệu suất xử lí của công trình và tránh lãng phí.

 + Lắp đặt đơn giản, thuận tiện, cho phép rút ngắn tiến độ thi công công trình bằng cách các modun được sản xuất ở các xưởng sau đó sẽ được vận chuyển đến các công trình để lắp đặt

+ Quá trình vận hành đơn giản. Chi phí xây dựng và quản lý vận hành thấp. Bảo trì dễ dàng.

+ Gọn gàng, linh động, yêu cầu diện tích ít. Tránh được mùi và đảm bảo mỹ quan. Có thể xây dựng ngầm, bên trên tận dụng làm vườn hoa, bãi đỗ xe, nhà điều hành,…

+ Giá thành hợp lý (rẻ hơn nhiều so với các bể XLNT nhập ngoại, với tính năng và chất lượng tương đương).

+ Tiết kiệm chi phí xây dựng mạng lưới thoát nước thải, do có thể xả được trực tiếp nước tại sau xử lý tại chỗ ra môi trường hay ra mạng lưới thoát nước mưa.

Liên hệ: ThS. Nguyễn Hữu Tuyên (0942226986)

Công ty CP Kỹ Thuật Môi Trường và Xây Dựng VINACEE Việt Nam

Địa chỉ: Đội 1 xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP Hà Nội

VPGD: Tòa nhà Licogi số 25A, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội

Showroom 1: 177, Đại La, Hai Bà Trưng, TP Hà Nội 

Điện thoại: 0243.201.3589

Hotline: Mr Tuyên 0942226986 (zalo), Mr Thanh 0837145888 (zalo)

Website: betachmo.vn/ E-mail: vinaceeco@gmail.com

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!