Quy trình nuôi cấy vi sinh trong hệ thống xử lý nước thải

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật được coi là công nghệ tối ưu nhất hiện nay, đây được coi là công nghệ xử lý sinh học và nó luôn luôn thân thiện với môi trường.

Xử lý nước thải bằng vi sinh vật mang lại hiểu quả cao bằng cách cung cấp, bổ sung các chủng vi sinh vật có khả năng xử lý các chất hữu cơ, tham gia các chu trình chuyển hóa trong nước.

Để tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học cũng như phương pháp nuôi cấy bùn vi sinh hiệu quả, sau đây chúng tôi xin chia sẻ phương pháp nuôi cấy vi sinh cho hệ thống xử lý nước thải của mình.

 1. KIỂM TRA HỆ THỐNG TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH NUÔI CẤY

Trước khi tiến hành nuôi cấy bùn vi sinh, chúng ta cần phải kiểm tra hệ thống có khả năng nuôi cấy bùn vi sinh được hay không. Cụ thể chúng ta cần kiểm tra sơ bộ như sau:

1.1. Kiểm tra công nghệ có đạt chuẩn để tiến hành nuôi cấy hay không.

– Viêc kiểm tra hệ thống xử lý nước thải có đạt tiêu chuẩn hay không phải cần người có chuyên môn về công nghệ xử lý nước thải.

– Để kiểm tra được người kiểm tra phải có kiến thức về công nghệ xử lý nước thải, hiểu được các nguyên lý, cơ chế xử lý của từng công trình, người có kinh nghiệm về thực tế.

– Đánh giá được các yếu tố có khả năng gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý.

1.2. Kiểm tra lưu lượng nước thải đầu vào, các yếu tố điều kiện tự nhiên và nhận tạo

– Đối với công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học thì hàm lượng và nồng độ ô nhiễm nước thải đầu vào gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả nằng nuôi cấy và sự phát triển của vi sinh vật.

– Người có chuyên môn cần phải kiểm tra kỹ về các chi tiêu thông số đầu vào của nước thải, đảm bảo nồng độ ô nhiễm nằm trong khoảng cho phép có thể ứng dụng công nghệ xử lý bằng sinh học.

– Nước thải sinh hoạt hoặc sản xuất trước khi đưa qua hệ thống xử lý sinh học phải đảm bảo các yếu tố sau:

  • pH = 6.5 – 8.5
  • Nhiệt độ: 10 – 40 độ C
  • Nồng độ oxy hòa tan:  DO = 2 – 4 mg/l
  • Tổng hàm lượng muối hòa tan (TDS) không quá 15 g/l
  • Chỉ tiêu BOD5 không quá 500 mg/l, nếu bể xử lý sinh học cải tiến có thể thiết kế hệ thống với chỉ tiêu BOD5 đạt mức từ 1000 – 1500 mg/l.
  • Tổng chất rắn không vượt quá 150 mg/l
  • Không chứa các chất hoạt động bề mặt như dầu mỡ, xà phòng, các chất tẩy rửa và các chất độc gây ảnh hưởng đến khả năng xử lý vi sinh vật…
  • Cần xem xét đến chất dinh dưỡng để cung cấp cho vi sinh vật theo tỉ lệ: BOD5:N:P = 100:5:1

 

2. KHỞI ĐỘNG HỆ THỐNG MỚI HOÀN TOÀN HOẶC NUÔI CẤY LẠI HỆ THỐNG

Trước khi tiến hành nuôi cấy chúng ta cần phải khởi động hệ thống, tiến hành kiểm tra hệ thống và cài đặt các thông số của các thiết bị trong hệ thống như: bơm chìm, máy khuấy, máy thổi khí, bơm đinh lượng và bồn chứa chất dinh dưỡng cần thiết. Điều chỉnh lưu lượng nước thải, lưu lượng khí cấp cho hệ thống xử lý sinh học. Sau đó ta tiến hành các bước khởi động như sau:

Bước 1: Bật bơm cấp nước thải vào hệ thống, ta tiến hành bơm cho đến khi nước thải chảy qua hệ thống xử lý bằng vi sinh vật hiếu khí. Lưu lượng nước cấp vào để nuôi cấy còn tùy thuộc vào nồng độ ô nhiễm. Đối với nước thải sinh hoạt, nồng độ ô nhiễm trong nước thải không cáo cho nên chúng ta có thể cấp nước thải vào đầy bể, còn những công nghệ xử lý nước thải chứa nồng độ ô nhiễm cao như nước thải sản xuất hoặc chế biến công nghiệp thì nến 1/3 hoặc 2/3 bể rồi cấp nước sạch vào để pha loãng nồng độ cho đến khi gần đầy bể (nếu lỡ bơm vào đầy bể thì đặt bơm hút ra lại).

Bước 2: Bật máy thổi khí để cấp khí vào cho hệ thống, điều chỉnh hệ thống phâp phối khí đều bể, kiểm tra nồng độ oxy hòa tàn đảm bảo DO = 2 – 4 mg/l.

 3. HƯỚNG DẪN NUÔI CẤY VI SINH CHO HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Vi sinh vật tồn tại trong môi trường nước rất nhiều, nhưng để rút ngắn thời gian nuôi cấy chúng ta phải bổ sung thêm 1 lượng bùn vi sinh vừa đủ để làm cơ chất và các chất nền có sẵn trong bùn vi sinh. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước nuôi cấy vi sinh:

Bước 1: Bổ sung nồng độ bùn vi sinh đã được tính toán trước vào vào bể, nồng độ bùn cấp vào khoảng từ 10% đến 15% trên tổng nồng độ bùn cần thiết cho hệ thống. Toàn bộ thời gian nuôi cấy sẽ được kiểm soát về nồng độ nước thải đầu vào, cân đối chất dinh dưỡng cần thiết cho vi sinh vật phát triển…

– Ngày thứ 1: Cho bùn vi sinh (đây phải là loại bùn đặc chủng có khả năng sinh trưởng phát triển tốt phù hợp với nước thải) vào bể sau đó bổ sung men vi sinh hiếu khí. Bật máy thổi khí sục liên tục. Sau 4h tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, Nhiệt độ, SV30, ghi chép và lưu số liệu ban đầu.

– Ngày thứ 2: tắt máy sục khí để lắng 2h sau đó cho nước trong ra, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20%tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh hiếu khí. Chúng ta tiếp tục tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.

– Ngày thứ 3: tắt máy sục khí để lắng sau 2h và cho nước trong ra khỏi bể, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiếp tục bổ sung men vi sinh hiếu khí vào bể. Tiến hành kiểm tra các thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.

– Ngày thứ 4: tắt máy sục khí để lắng sau 2h, cho hết phần nước trong ra ngoài, cho lượng nước thải mới vào với lưu lượng 20% tổng lưu lượng nước thải xử lý trên 1h, sục khí và tiến hành kiểm tra thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Ghi chép lại thông số để kiểm tra khả năng phát triển của vi sinh.

– Ngày thứ 5: tắt máy sục khí để lắng sau 2h, cho hết phần nước trong ra ngoài, nạp nước mới, sục khí và tiến hành kiểm tra thông số của nước thải đầu vào, pH, DO, độ màu, mùi của bùn, kiểm tra thông số SV30. Sau 5 ngày theo dõi nếu thấy nồng độ SV30 tăng lên công với sự đánh giá giá về đặc tính của bùn vi sinh và cảm quan tốt. Ta tiến hành nâng tải trọng lưu lượng nước thải lên 30% tổng lưu lượng nước thải/giờ.

– Ngày thứ 6: Kiểm tra các thông số nước thải đầu vào, điều kiện nhiệt độ, pH, DO ổn định. Múc mẫu nước thải kiểm tra khả năng tạo bông và khả năng lắng của bùn, nếu vẫn đang trên đà phát triền tốt thì chúng ta, nồng độ SV30 đạt khoảng 15-20% thể tích cốc. Ta tiến hành cấp nước thải vào liên tục nhưng với tải trọng lưu lượng nước thải khoảng 10% tổng lưu lượng nước thải/giờ. bật hệ thống cung cấp khí chạy theo chế độ Auto.

– Ngày thứ N: Cứ tiếp tục theo dõi và kiểm tra các thông số, nếu nồng độ bùn tiếp tục tăng lên thì chúng ta tiến hành tăng thêm công suất cho hệ thống cho đên khi Full tải trọng (trong khoảng thời gian này bạn cần chú ý đến các thông số như SV30, SVI, F/M và tuổi bùn)

Các bài tương tự.

https://vinacee.com/cong-nghe-pho-bien-tach-mo-va-xu-ly-nuoc-thai-nha-hang-khach-san

https://vinacee.com/kinh-nghiem-thiet-ke-modun-tach-dau-mo

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!