Quy trình làm việc của bể xử lý nước thải SBR

  1. SBR là gì?

Quy trình xử lý nước thải trong bể tuần hoàn với chu kỳ thời gian sinh trưởng gián đoạn mà khả năng thích ứng với một sự đa dạng của quá trình bùn hoạt tính – như là khuấy trộn hoàn chỉnh theo lối thông thường, tháo lưu lượng, tiếp xúc ổn định và các chu trình sục khí kéo dài.

Bể SBR hoạt động theo một chu kỳ tuần hoàn với 5 pha bao gồm: Làm đầy, sục khí, lắng, rút nước và nghỉ. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.

Quy trình thay đổi luân phiên trong bể SBR không làm mất khả năng khử BOD trong khoảng 90 – 92%. Ví dụ, phân huỷ yếm khí, quá trình tiếp xúc yếm khí, lọc yếm khí, lọc tiếp xúc, lọc sinh học nhỏ giọt, tiếp xúc sinh học dạng đĩa, bể bùn hoạt tính cổ truyền và hồ sinh học hiếu khí chỉ có thể khử được BOD khoảng 50 – 80%. Vì vậy, việc thay đổi luân phiên được theo sau giai đoạn khác như hệ thống truyền khí hay hệ thống oxy hoà tan.

  1. Các quy trình trong SBR

1, Pha làm đầy: Nước thải được bơm vào bể xử lý trong khoảng từ 1-3 giờ. Trong bể phản ứng hoạt động theo mẻ nối tiếp nhau, tùy thuộc theo mục tiêu xử lý, hàm lượng BOD đầu vào mà quá trình làm đầy có thể thay đổi linh hoạt: Làm đầy - tĩnh, làm đầy- hòa trộn, làm đầy- sục khí.

2, Pha sục khí: Tiến hành sục khí cho bể xử lý để tạo phản ứng sin hóa giữa nước thải và bùn hoạt tính hay làm thoáng bề mặt để cấp oxy vào nước và khuấy trộn đều hỗn hợp. Thời gian làm thoáng phụ thuộc vào chất lượng nước thải, thường khoảng 2 giờ. Trong pha phản ứng, quá trình nitrat hóa có thể thực hiện, chuyển Nitơ từ dạng N-NH3 sang N-N­O22- và nhanh chóng chuyển sang dạng N - NO3-

3, Pha lắng: Lắng trong nước. Quá trình diễn ra trong môi trường tĩnh, hiệu quả thủy lực của bể đạt 100%. Thời gian lắng trong và cô đặc bùn thường kết thúc sớm hơn 2 giờ.

4, Pha rút nước :Khoảng 0.5 giờ.

5, Pha chờ : Chờ đợi để nạp mẻ mới, thời gian chờ đợi phụ thuộc vào thời gian vận hành.

Hệ thống SBR yêu cầu vận hành theo chu kỳ để điều khiển quá trình xử lý. Hoạt động chu kỳ kiểm soát toàn bộ các giai đoạn của chu kỳ xử lý. Mỗi bước luân phiên sẽ được chọn lựa kỹ lưỡng dựa trên hiểu biết chuyên môn về các phản ứng sinh học.

Một số ưu điểm nổi bật của bể SBR là hiệu quả xử lý chất ô nhiễm cao, khả năng khử được N, P cao và kết cấu đơn giản, hoạt động dễ dàng.

  1. Các yêu điểm nổi bật của Công nghệ SBR

Đặc điểm nổi trội ở bể SBR không cần tuần hoàn bùn hoạt hoá. Hai quá trình phản ứng và lắng đều diễn ra ở ngay trong một bể, bùn hoạt tính không hao hụt ở giai đoạn phản ứng và không phải tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng để giữ nồng độ.

  • Kết cấu đơn giản và bền hơn
  • Do vận hành bằng hệ thống tự động nên hoạt động dễ dàng và giảm đòi hỏi sức người nhưng đây cũng là một nhược điểm chính vì đòi hỏi nhân viên phải có trình độ kỹ thuật cao.
  • Dễ dàng tích hợp quá trình nitrat/khử ni tơ cũng như loại bỏ phospho.
  • Các pha thay đổi luân phiên nhưng không làm mất khả năng khử BOD khoảng 90-92 %.
  • Giảm chi phí xây dựng bể lắng, hệ thống đường ống dẫn truyền và bơm liên quan.
  • Lắp đặt đơn giản và có thể dễ dàng mở rộng nâng cấp.

Nếu bạn có thắc mắc hay nhu cầu trong vấn đề xử lý nước thải hoặc thiết kế hệ thống xử lý nước thải và các vấn đề môi trường liên quan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí và đưa ra những giải pháp tối ưu nhất.

Rất mong nhận được sự ủng hộ của quý khách hàng chung tay góp phần bảo vệ môi trường

Liên hệ tư vấn MIỄN PHÍ

Chủ Biên: KS. Nguyễn Hữu Tuyên - Phòng Dự án và phát triển thị trường (Liên hệ tư vấn 094.222.6986)

Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam

Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 9, Số 66, Trần Đại Nghĩa, P. Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trung, Hà Nội.

ĐT:  0942226986 (Mr Tuyên)

Email: Vinaceeco@gmail.com

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!