Quy định về tham vấn cộng đồng trong đánh giá tác động môi trường

Tham vấn cộng đồng (TVCĐ) trong xây dựng và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) các dự án phát triển kinh tế-xã hôi (KTXH) là vấn đề đã được chính thức thực hiện ở nước ta từ năm 1993 sau khi luật Bảo vệ Môi trường (BVMT)1993 được ban hành. Các quy định về TVCĐ trong ĐTM được xác định trong luật và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật. Luật BVMT ban hành năm 2005 đã xác định những nguyên tắc về TVCĐ trong ĐTM. Sau đó các nghị định và thông tư hướng dẫn thực hiện luật đã quy định cụ thể hơn về TVCĐ trong ĐTM đã được lần lượt ban hành.

Gần đây nhất là Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiên lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và cam kết bảo vệ môi trường (CBM) và Thông tư 26/2011/BTNMTngày 18/7/2011 của bộ Tài nguyên và Môi trường (TNMT) quy định chi tiết một số điều của Nghị định 29/2011/NĐ-CP.

Sau đây là một số nhận xét về các quy định liên quan tới TVCĐ trong ĐTM được xác định trong hai văn bản nói trên.

1. Theo quy định hiện hànhcộng đồng tham gia TVCĐ báo cáo ĐTM chỉ gồm có các UBND và tổ chức đại diện cộng đồng dân cư cấp xã

Theo các điều 14 và 15 của Nghị định 29/CP/2011/NĐ-CP và điều 12 của Thông tư 28/2011/BTNMTcộng đồng cần được dự án tham vấn trong quá trình xây dựng và thẩm định báo cáo ĐTM gồm:

  • Các UBND cấp xã nơi thực hiện dự án
  • Các tổ chức đại diện cộng đồng dân cư sinh sống tại địa bántừng xã chịu tác động TNMT của dự án

Trong điều kiện cụ thể ở nước ta cộng đồng cần tham gia tham vấn trong ĐTM quy định như trên không đầy đủ. Ở nước ta phạm vi hiện nay tác động về TNMT của một dự án phát triển KTXH thường không trùng với biên giới riêng biệt của cácxã. Cộng đồng nhân dân cần dược tham vấn về báo cáo ĐTM của dự án thường sinh sống tại nhiều xã riêng biệt.Các “xã” này được quản lý bởicác UBND và các tổ chức nhân dân trên cấp xã: huyện, tỉnh-thành phố.

Hiện nay phần lớn các UBND cấp xã chưa có đủ cơ quan và cán bộ chuyên trách về TNMT. Trong lúc đó các UBND các cấp trên xã (huyện, tỉnh) có trách nhiệm cụ thể về quản lý tài nguyên thiên nhiên và môi trường (TNMT) trên địa bàn mình phụ trách. Cụ thể là quản lý các vấn đề TNMT liên xã, liên huyện, và những vấn đề TNMT liên tỉnh, thậm chí cả các vấn đề TNMT xuyên quốc gia. Các cơ quan này không nên đứng ngoài việc TVCĐ các báo cáo ĐTM trên địa bnaf mình quản lý. Các tác động của các dự án thường không phải là số cọng đơn thuần các tác động tại các xã. Cùng với các tác động tại xã còn có những tác động tổ hợp quan trọng mang tính vùng miền. Vi vậy các UBND và tổ chức nhân dân cấp huyện tỉnh phải là đối tượng quan trọng trong TVCĐ các dự án phát triển KTXH.

Ngoài các UBND và tổ chức nhân dân cấp xã Nhà nước ta đã có những định hướng và quyết định chính thức giao nhiệm vụ”tư vấn, phản biện, giám định xã hộivề TNMT cho một số tổ chức như Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam và một số tổ chức khác xã hội-nghề nghiệp khác. Các tổ chức này và chi nhánh của tổ chức tại các cấp, các ngành có trách nhiệm và thẩm quyền TVCĐ đối với báo cáo ĐTM của các dự án mà họ quan tâm.

Cá nhân một số nhà khoa học về TNMT do nhiệm vụ công tác và hiểu biết chuyên môn của mình muốn góp ý kiến tham vấn với dự án cũng cần được tham gia tham vấn.

Theo chính sách của nhà nước ta các tổ chức khoa học và công nghệ khu vực, quốc tế hoạt động trong các lĩnh vực chuyên môn lien quan tới dự ántại nước ta theo chính sách hợp tác quốc tế của nhà nước ta cũng có quyền tham gia hoạt đông tư vấn nàyđể góp phần bảo vệ và sử dụng hợp lý TNMT ở nước ta.

Trong các thành phần cần được tham gia TVCD báo cáo ĐTM như đã nêu trên quy định hiện hành ở nước ta chỉ chính thức chấp nhận loại thứ nhất, không đặt vấn đề xem xét ý kiến của bốn loại nêu sau. Nội dung TVCĐ vì vậy sẽ thiếu đi một số phần quan trọng.

2. Trách nhiệm tổ chức các cuộc họp tham vấn về báo cáoĐTM,ghi chép nội dung tham vấn là trách nhiệm của chủ dự án chứ không phải là của UBND cấp xã.

Điều 14 của Nghị định 29/2011/NĐ-CP trong điểm a) và b) quy định chủ dự án phải tổ chức tham vấn ý kiến của UBND cấp xã nơi thực hiện dự án và đại diện cộng đồng dân cư, tổ chức trực tiếp chịu tác động của dự án. Quy định này rất hợp lý. Hai thành phần này nhất thiết phải được tham gia tham vấn.

Tuy nhiên điều 15 tiếp theo của nghị định trong điểm 1 lại yêu cầu UBND cấp xã làm các việc sau:

  • -Triệu tập cuộc họp các đối tượng cần tham gia đối thoại với chủ dự án, cùng chủ dự án tổ chức buổi đối thoại trong một thời hạn 10 ngày kể từ khi chủ nhận được yêu cầu xin đốithoại của chủ dự án.
  • Ghi biên bản đối thoại và có công văn trả lời chủ dự án  về các vấn đề xin than vấn trong thời hạn 15 ngày sau khi nhận công văn của chủ dự án. Nếu không kịp thời hạn này xem như UBND nhất trí với các kế hoạch đầu tư của dự án.

Những việc này không phải là việc của UBND cấp xã mà là việc chính của chủ dự án là người có nhiệm vụ xin các ý kiến tham vấn. Làm sao để xin đủ ý kiến, kịp thời hạn được các cơ quan quản lý dự án và cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM. UBND cấp xã có trách nhiệm giúp đỡ chủ dự án với điều kiện và phương tiện làm việc của mình theo thỏa thuận giữa hai bên chứ không phải là trách nhiệm chính của UBND cấp xã. UBND cấp xã nghiên cứu báo cáo của chủ dự án và trả lời theo trách nhiệm và sự hiểu biết của mình. Việc triệu tập họp tham vấn, ghi biên bản họp tham vấn, đem những nội dung tham vấn vào báo cáo ĐTM là trách nhiệm của chủ dự án và tư vấn báo cáo ĐTM của họ.

Các việc này không phải là việc của các UBND cấp xã trên địa bàn dự án. Các UBND cấp xã có trách nhiệm trả lời các câu hỏi của dự án với sự hiểu biết và trách nhiệm quản lý của mình mà không có trách nhiệm tổ chức việc tham vấn các thành phần nhân dân khác thay chủ dự án. Chủ dự án không đầu tư kinh phí, nhân lực, phương tiện gì cho việc dự án phải làm, trong lúc đó quy định của nhà nước lại buộc UBND cấp xã thực hiện chính việc mà chủ dự án phải làm.

3. Tham vấn về báo cáo ĐTM cần được tiếp tục trong khâu thẩm định cũng như trong hoạt động hậu thẩm định ĐTM

Quá trình ĐTM phát huy tác dụng thực sự chủ yếu trong các hoạt động của dự án sau khi báo cáo ĐTM được thẩm định, thường được gọi là trong hậu thẩm định. Các hoạt động này gắn liền với các kết quả của thẩm định, trong đó có các kết luận các về yêu cầu của các đối tượng đã tham gia tham vấn và đã được cơ quan thẩm định báo cáo ĐTM chấp nhận. Trong giai đoạn này các dói tượng được tham vấn là các đối tượng đã tham gia tham vấn báo cáo ĐTM. Các văn bản nhà nước quy đinh về TVCD đã ban hành của các cơ quan nhà nước chưa đề cập đến vấn đề này.

 

4. Hài hòa quy định về ĐTM của nước ta với quy địnhtương ứng  của các tổ chức quốc tế

Ngày 2 và 3/6/2005 các đoàn  đại biểu tham gia Hội nghị các nhà tài trợ cho Việt Nam và đại diện Chính phủ Việt Nam đã thông qua Bản Cam kết Hà Nôi về hiệu quả viện trợ gồm 14 chỉ tiêu và mục tiêu định hướng đến 2010. Trong 14 chỉ tiêu có chỉ tiêu số 8 về ĐTM và ĐTX (Đánh giá Tác động Xã hội - ĐTX). Theo đó “ 100% ĐTM và ĐTX của các dự án do các nhà tài trợ quốc tế thực hiện sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn quốc tế và ít nhất 30% trong số này được thực hiện thông qua hệ thống của chính phủ”. Với quy định hiện hành về TVCĐ trong ĐTM ở nước ta rất khó nói tới sự hài hòa với quy định tương ứng của các tổ chức quốc tế.

Với nội dung trình bày như trên hy vọng các cơ quan liên quan và các cán bộ hoạt động về TVCĐ trong ĐTM sẽ xem xét góp ý để tiếp tục hoàn thiện quy định của nhà nước về vấn đề này.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!