Phương pháp tinh toán và thiết kế bể tách mỡ chế tạo sẵn tối ưu trong thi công xây dựng
Bể tách mỡ và vài trò của bể tách mỡ trong công trình xây dựng.
Bể tách mỡ là thiết bị dùng để tách dầu mỡ thừa sau quá trình sơ chế, nấu ăn và vệ sinh nhà bếp, nhà xưởng ra khỏi nước thải. Được bố trí dưới chậu rửa trong bếp ăn của gia đình, quán ăn, căn tin, nhà hàng, khách sạn hoặc sẽ được đặt chìm dưới lòng đất nhằm ngăn chặn dầu mỡ thừa dính bám gây tắc đường ống. Bể tách mỡ, chuyên gia bảo vệ công trình.
Bảng tính toán và thiết kế nhanh bể tách mỡ theo tiêu chuẩn TCVN 7957:2008 cho công trình
- Nếu bạn đang qua tâm tới việc tính toán và thiết kế bể tách mỡ/ hệ thống lọc mỡ cho công trình hạ tầng, hãy giành 1 phút đọc bài viết này để có sự tham khảo tốt nhất.
- Giới thiệu bể tách mỡ - vì sao bạn quan tâm? BỂ TÁCH MỠ CN INOX
Bể tách dầu mỡ (bể lọc mỡ 3 ngăn) là thiết bị giúp loại bỏ dầu mỡ, chất thải rắn trước khi thải vào hệ thống thoát nước coogn trình hoặc hệ thống thoát nước chung, hạn chế gây tắc nghẽn đường ống.
Bể tách mỡ thủ công có cấu tạo cơ bản gồm 3 ngăn lọc rác, lọc dầu mỡ, lọc nước (lọc mỡ tinh).
Hàng ngày, các nhà hàng, khách sạn… tạo ra nhiều chất thải khác nhau: Dầu mỡ, chất thải rắn, nước thải… Khối lượng dầu mỡ, rác thải rắn ttong nước thải nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ tích tụ lâu ngày, dẫn đến tắc nghẽn cống thải, gây ra mùi hôi khó chịu và làm hỏng các thiết bị.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà hàng mà còn làm mất thêm chi phí sửa chữa, thông hút cống rãnh… Chính vì vậy, để ngăn chặn việc đáng tiếc này xảy ra, các khu bếp nhà hàng, khách sạn không thể không có bể tách dầu mỡ 3 ngăn.
Bẫy mỡ hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lượng của nước, mỡ và chất thải rắn. Được thiết kế để lọc mỡ, chất béo và chất thải rắn giữ lại trong hộp bẫy, trong khi nước tiếp tục thoát ra khỏi hộp và chảy vào hệ thống thoát.
Phương pháp tính toán bể tách mỡ phổ biến (BỂ TÁCH MỠ COMPOSITE)
Theo mục K.10 trang 284 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” ta có công thức tính toán bể tự hoại như sau:
W = N * a * t * K (m3)
Trong đó:
- N: Số khẩu phần ăn , a: Tiêu chuẩn nước thải xác định theo bảng K-3 trang 287 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” , t: Thời gian lưu trong bể. Đối với nước thải từ nhà bếp – t = 1,5 (h)
- K: hệ số sử dụng công trình phụ thuộc vào loại nước thải.
+ Đối với nhà bếp được trang bị hoàn chỉnh với 8h vận hành – K =1
+ Đối với nhà bếp được trang bị hoàn chỉnh với 16h vận hành – K = 2
+ Đối với nhà bếp được trang bị hoàn chỉnh với 24h vận hành – K = 3
+ Đối với nhà bếp đơn lẻ – K = 1,5
Phương pháp tính toán và lựa chọn bể tách mỡ
Hàng ngày, các nhà hàng, khách sạn… tạo ra nhiều chất thải khác nhau: Dầu mỡ, chất thải rắn, nước thải… Khối lượng dầu mỡ, rác thải rắn ttong nước thải nếu không được xử lý nhanh chóng sẽ tích tụ lâu ngày, dẫn đến tắc nghẽn cống thải, gây ra mùi hôi khó chịu và làm hỏng các thiết bị.
Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà hàng mà còn làm mất thêm chi phí sửa chữa, thông hút cống rãnh… Chính vì vậy, để ngăn chặn việc đáng tiếc này xảy ra, các khu bếp nhà hàng, khách sạn không thể không có bể tách dầu mỡ 3 ngăn.
Bẫy mỡ hoạt động dựa trên nguyên lý khác nhau về trọng lượng của nước, mỡ và chất thải rắn. Được thiết kế để lọc mỡ, chất béo và chất thải rắn giữ lại trong hộp bẫy, trong khi nước tiếp tục thoát ra khỏi hộp và chảy vào hệ thống thoát.
Mỗi bể thu dầu mỡ phải có một cửa thăm ống đầu vào và ống đầu ra của bể. Mỗi cửa thăm như vậy có 1 nắp kín, chống rò rỉ. Nắp phải chắc chắn, lắp đặt đúng yêu cầu kỹ thuật.
Các tường ngăn hoặc vách ngăn bằng các vật liệu bền được đặt giữa các ngăn của bể thu dầu mỡ, mép trên phải cao hơn mức nước trong bể tối thiểu 150mm. Dòng chảy từ ngăn dẫn vào tới ngăn dẫn qua một cút vuông, hoặc một phụ kiện tương tự có tiết diện ngang tương đương với tiết diện ngang của ống vào bể, cút này phải được kéo dài xuống cách đáy bể 300mm. Không sử dụng các vách ngăn bằng gỗ.
Ống vào, ống ra, vách ngăn chính cần có diện tích thông hơi tự do tương đương với tiết diện ngang của ống vào.
Nắp của bể thu dầu mỡ phải cao hơn mức nước trong bể ít nhất 230mm. Khoảng không gian chứa không khí từ mức nước trong bể đến đan nắp bể phải có dung tích tối thiểu bằng 12,5% của dung tích bể thu dầu mỡ.
Nếu bể tách mỡ đặt dưới nền lát bê tông hoặc asphan yêu cầu phải có cửa thăm bằng với cốt mặt nền. Vị trí đó phải được cơ quan có thẩm quyền chấp nhận.
Tất cả các phương pháp thiết kế trên được trích dẫn ra từ phụ lục H – mục H1.5.2 trang 181 của quyết định số 47/1999/QĐ-BXD “Quy chuẩn hệ thống cấp thoát nước trong nhà và công trình” (XEM BỂ TÁCH MỠ CHO DỰ ÁN)
Để tính toán dung tích bể tách mỡ được hợp lý cần xác định số lượng bữa ăn cần phục vụ trong 1 ngày cho toàn dự án.
Một lưu ý lớn khi thiết kế bể tách mỡ là vị trí xây dựng bể. Nếu bể đặt ở tầng hầm – tức cao trình đặt bể thấp hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước bên ngoài thì tại ngăn lọc (bể loại 3 ngăn) phải đặt hệ thống bơm chìm nước thải sinh hoạt bơm nước thoát ra hệ thống thoát nước ngoài nhà. Trường hợp cao trình đặt bể tách mỡ cao hơn cao trình đáy hệ thống thoát nước bên ngoài thì sử dụng phương pháp độ dốc để dẫn nước ra bên ngoài.
Liên hệ được được hỗ trợ: KS Trần Hồng Vy, ĐT 0982309689
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!