Mô tả sơ đồ công nghệ xử lý nước thải công nghiệp tối ưu cho chuẩn A, thải ra môi trường

Nước thải công nghiệp (nước thải sản xuất) Là nguồn nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất trang thiết bị, sản phẩm công nghiệp, gia dụng, thực phẩm, xi mạ… phục vụ đời sống sinh hoạt của con người. Tùy theo từng loại ngành nghề và tính chất của các loại nguyên vật liệu đầu vào mà thành phần trong nước thải công nghiệp có thể thay đổi từ đó mà công nghệ xử lý cũng khác nhau.

ĐỊNH NGHĨA XỬ LÝ NƯỚC THẢI

Là một quá trình kết hợp áp dụng phương pháp lắng – lọc và sử dụng các loại hóa chất, vi sinh vật phù hợp để xử lý nước thải từ các khu nhà hàng khách sạn, tòa nhà cao tầng, bênh viện, doanh nghiệp sản xuất hay khu dân cư tập trung. Sau khi được xử lý theo quy trình phù hợp, sản phẩm thu được là nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn QCVN về xả thải; an toàn với môi trường sống và một lượng bùn dư nhất định. Chúng ta sẽ phải xử lý tiếp phần bùn này trước khi thải ra môi trường hay dùng để làm phân bón trong nông nghiệp.

ĐẶC TÍNH CỦA CÁC LOẠI NƯỚC THẢI VÀ PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ

Mỗi loại nước thải đều có những đặc tính riêng, tùy theo thành phần, tính chất của từng loại mà chúng ta sẽ xây dựng hệ thống và áp dụng công nghệ phù hợp nhất để xử lý một cách triệt để nhưng cũng cần đảm bảo chi phí xử lý cũng như vận hành hệ thống luôn tối ưu về chi phí, bởi nếu đầu tư sai và công nghệ không phù hợp thì chi phí để duy trì, cải tạo cũng như thay đổi công nghệ sau này sẽ cực kì tốn kém, gây thất thoát một khoản tiền không hề nhỏ cho doanh nghiệp.

ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP VÀ PP XỬ LÝ 

Trong nước thải công nghiệp tồn tại rất nhiều  chất độc hại như hóa chất (là các chất dùng để tẩy rửa bề mặt, điện hóa, oxy hóa, hòa tan) và kim loại nặng (đồng, chì, thủy ngân…). Riêng trong ngành chế biến thủy sản- hải sản thì có tồn tại các chất hữu cơ thường thấy  như polychlorinatex và biphenyl có khả năng gây nhiễm độc cho con người, các chất thải trong quá trình chế biến dễ phân hủy gây mùi hôi thối, biến đổi màu sắc của nước. Ngoài ra nếu hàm lượng photpho và nitơ tồn tại quá cao sẽ gây hiện tượng phú dưỡng.

PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP, NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ TỐI ƯU

Tùy vào đặc thù của từng ngành nghề và hệ thống mà có thể ứng dụng phương pháp xử lý cơ học kết hợp hóa học. Đối với nước thải công nghiệp, không thể áp dụng công nghệ sinh học để xử lý vì các loại hóa chất, kim loại nặng có trong nước thải sẽ giết chết hệ vi sinh vật.
Rất khó để phân loại rõ nước thải cho từng ngành nghề sản xuất hiện nay; vì với mỗi một ngành nghề riêng biệt đều có nguồn nước thải đặc trưng riêng của nó. Tuy nhiên phần lớn đều tuân theo một quy trình xử lý như sau:

Mặc dù mỗi một ngành nghề sẽ có phương án xử lý khác nhau, tuy nhiên nhìn chung quy trình xử lý nước thải công nghiệp sẽ bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Xử lý cơ học để loại bỏ căn, rác hoặc các dị vật có kích thước lớn đồng thời điều hòa lưu lượng dòng chảy cũng như nồng độ của nước thải;

Bước 2: Xử lý hóa học (sử dụng chất keo tụ – tạo bông để hình thành các bông cặn lắng xuống dưới, từ đó ta tách được nước trong ở trên); Đối với các loại nước thải có chứa hàm lượng chất hữu cơ (nước thải chế biến tôm cá – thủy – hải sản) thì có thể áp dụng phương pháp xử lý sinh học để loại bỏ chất hữu cơ trong nước thải;

Bước 3: Xử lý bùn; Sử dụng máy ép bùn và phương pháp phơi để giảm độ ẩm trong bùn

TRÊN ĐÂY LÀ MỘT SỐ CHỈ DẪN MẪU - KỸ THUẬT LẮP BỂ BẠN ĐỌC CÙNG THAM KHẢO, RẤT CẢM ƠN BẠN ĐÃ QUAN TÂM VÀ CHIA SẺ. 

Công ty CP Kỹ Thuật Môi Trường và Xây Dựng VINACEE Việt Nam

Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

VPGD: Tòa nhà LICOGI số 25A, Tân Mai, Hoàng Mai, Hà Nội.

Showroom: Số 177 Phố Đại La, p Đồng Tâm, Hai Bà Trưng, Hà Nội 

ĐT: 0243.201.3589, hotline: 0942226986

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!