Hướng dẫn sử dụng và vệ sinh thùng lọc mỡ (bể tách dầu mỡ)

10 lý do người dân và nhu cầu sử dụng bể tách mỡ phổ biến hiện nay (Khoa học kỹ thuật)

Tại các hộ gia đình ở chung cư thì việc lắp đặt bể tách mỡ là điều bắt buộc rất cần thực hiện, thậm chí là bị phạt nếu không thực hiện. Qua đó, chúng ta thấy rõ được tầm quan trọng của bể tách dầu mỡ trong đời sống hiện nay. Sử dụng  bể tách dầu mỡ, thùng lọc mỡ giúp cho hệ thống xử lý nước thải tại các tòa nhà không bị quá tải, giảm bớt gánh nặng. Bẫy mỡ đóng vai trò như một hệ thống xử lý chất thải hữu cơ, tại đây cặn thức ăn, dầu mỡ sẽ bị chặn lại và được xử lý triệt để (bằng phương pháp tách và loại bỏ).

Chúng ta đều biết, dầu mỡ là chất không hòa tan trong nước và rất khó phân hủy trong tự nhiên. Nên khi chúng đi vào trong hệ thống thoát nước của tòa nhà hay bếp nhà hàng sẽ làm tắc hệ thống đường ống thoát nước của các căn hộ, hơn thế còn làm giảm hiệu quả xử lý thải của các công trình xử lý nước thải cho tòa nhà. Ngoài ra, có nhiều trường hợp các khu bếp ăn xí nghiệp, bếp nhà hàng xem nhẹ việc xử lý dầu mỡ nên đổ trực tiếp ra môi người mà không qua xử lý. Dẫn đến tình trạng tắc nghẽn đường ống dẫn, hệ thống thoát nước đô thị và ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Chính vì thế, việc lắp đặt các hệ thống tách dầu mỡ là cần thiết và mang lại hiệu quả cho gia đình, và hiệu quả xã hội cao.

Vậy lắp đặt và sử dụng bể tách dầu mỡ thế nào sẽ hiệu quả! Để bể tách mỡ hoạt động hết công suất của mình bạn nên  vệ sinh định kỳ, ít nhất 1 lần/tháng(2 tháng).

Bể tách mỡ, thùng lọc dầu mỡ thường được làm bằng inox, composite, nhựa,… có thể lắp đặt cố định hoặc di chuyển linh động như: phía dưới của bồn rửa chén hoặc đặt âm dưới nền nhà. Ngoài ra, cũng nhiều nơi xây thành các bể gạch âm dưới đất.

Thông thường cấu tạo của bể tách mỡ gồm các chức năng chính:

– Ngăn lược rác: Nước từ các bồn rửa sẽ chảy trực tiếp vào ngăn 1. Tại đây, giỏ lọc làm nhiệm vụ giữ lại chất thải lớn như: thức ăn thừa, vụn rau quả,…

– Ngăn tách mỡ: Dòng nước thải từ ngăn 1 có lẫn dầu mỡ theo hướng dòng qua ngăn 2. Lớp mỡ nhẹ nổi lên trên bề mặt, nước thải tiếp tục chảy sang ngăn 3 đi ra ngoài. Ngăn 2 có chức năng tách và giữ lại phần lớn lượng dầu mỡ trong nước thải.

– Lớp dầu mỡ trong ngăn 2 tích tụ mỗi ngày tạo thành lớp váng dày từ 5 – 10 cm, sau đó được định kỳ vớt ra bằng biện pháp thủ công đơn giản.

Ngoài ra:  Để việc xử lý của Bể tách mỡ tăng hiệu quả với vi sinh MICROBE–LIFT DGTT

Tại khách sạn, nhà hàng hoặc trung tâm thương mại hàng ngày có lượng khách rất lớn. Vì vậy, khối lượng nước thải và dầu mỡ phát sinh mỗi ngày rất nhiều. Lớp dầu mỡ tích tụ dần và đóng váng dày đặc tại bể tách mỡ cũng như đường ống. Nhân viên phải thường xuyên vớt lớp váng dầu mỡ với tần suất từ 3-7 ngày/lần. Nếu không vớt thì lượng dầu mỡ sẽ gây mùi hôi khó chịu, nổi bọt và có thể tràn lên bề mặt.

MICROBE–LIFT DGTT là một chế phẩm với công thức dựa vào “vi sinh có hoạt độ cao”. Chúng hoạt động như những “sát thủ tí hon chuyên ăn mỡ”:

Phân hủy thành phần Chất béo, Dầu và Mỡ trong bể tách mỡ, chuyển hóa thành dạng dễ tan.

Giảm thể tích của lớp dầu mỡ sinh ra, giúp giảm được tần suất vệ sinh.

Hóa lỏng chất béo, dầu, mỡ dạng rắn bám trên thành bể; giúp cho việc vệ sinh được dễ dàng.

Các chất béo và chất hữu cơ được phân hủy nhanh, tránh việc nổi bọt và tràn bề mặt. Đặc biệt, giảm mùi hôi phát sinh.

Trên là một số thông tin hữu ích về bể tách mỡ mà chúng tôi muốn chia sẻ với Quý khách. Hy vọng thông qua đây sẽ giúp quý khách hiểu rõ hơn về sản phẩm bể tách mỡ.

Xem thêm các sản phẩm và thiết kế tại vinacee.com hoặc betachmo.vn 

https://vinacee.com/bo-ban-ve-thiet-ke-be-tach-dau-mo-theo-tcvn-dep-nhat

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!