Hệ thống Xử lý nước thải sinh hoạt cho Siêu thị và trung tâm thương mại

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế và quá trình hội nhập. Ngành thương mại dịch vụ Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ thúc đẩy mở rộng thị trường hàng hóa. Trong đó, hình thức kinh doanh siêu thị cũng là một ngành đang được đẩy mạnh. Bên cạnh đó, công tác bảo vệ môi trường tại siêu thị như phân loại rác thải, xử lý nước thải siêu thị cũng cần được quan tâm.

NGUỒN GỐC NƯỚC THẢI

Trung tâm thương mại, siêu thị là khu vực tập trung các công trình phục vụ cho hoạt động mua bán, giải trí, dịch vụ với quy mô lớn, có hệ thống, được kiểm soát và quản lý chặt chẽ. Siêu thị bao gồm nhiều hội trường, phòng họp, nhà hàng, cửa hàng trang sức, quần áo, rạp chiếu phim, hội chợ triển lãm…

Nước thải siêu thị là nước từ nhà vệ sinh, phần nhỏ nước thoát sàn. Nước thải từ số lượng nhỏ các cửa hàng ẩm thực.

  • Nước thải từ khu vực vệ sinh: Nước thải bao gồm các sản phẩm bài tiết của con người. Đây là loại nước thải chứa nhiều loại vi khuẩn có hại nhất, nguy cơ phát tán cao.
  • Nước thải từ các nhà hàng: Nước thải khu vực này chủ yếu từ thực phẩm dư thừa, việc rửa thực phẩm, vệ sinh bát đĩa, … hàm lượng chất hữu cơ khá cao, chứa nhiều dầu mỡ, lượng rác, cặn cao và 1 phần chất tẩy rửa.
  • Nước thải thoát sàn: hầu như chỉ chứa các thành phần hóa chất từ chất tẩy rửa.

THÀNH PHẦN, TÍNH CHẤT NƯỚC NƯỚC THẢI

Lượng nước thải cũng như tính chất nước thải phụ thuộc vào số lượng nhân viên, khách tham quan và quy mô của trung tâm thương mại.

Các thành phần của nước thải:

  • Chất hữu cơ COD, BOD: sự khoáng hoá, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng và làm giảm pH của môi trường.
  • Chất rắn lơ lửng (SS): lắng đọng ở nguồn tếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
  • Vi trùng gây bệnh: gây ra các bệnh lan truyền bằng đường nước như tiêu chảy, ngộ độc thức ăn, vàng da.
  • Ammonia, Nito, Photpho: đây là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hoá.
  • Dầu mỡ: gây mùi, ngăn cản khuếch tán oxy trên bề mặt lớn. Gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận dẫn đến ảnh hưởng đến hệ sinh thái môi trường nước. Nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân huỷ yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,.. làm cho nước có mùi hôi thối.

LỰA CHỌN CÁC CÔNG NGHỆ CÓ THỂ XỬ LÝ

Sau khi xử lý sơ bộ, kết hợp các công trình hóa lý với tính chất nước thải siêu thị. Chúng ta dễ dàng có thể áp dụng các công nghệ với những ưu điểm cho hiệu suất xử lý cao.

Công nghệ AAO (Anaerobic - Anaerobic - Oxic), Công nghệ AAO kết hợp MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor)

Chúng tôi giới thiệu công nghệ xử lý nước thải siêu thị – trung tâm thương mại bằng công nghệ AAO kết hợp MBBR. 

THUYẾT MINH HỆ THỐNG CƠ BẢN

Nước thải từ các khu vực phát sinh theo mạng lưới thoát nước riêng dẫn đến bể thu gom và lắng cát, bể này sẽ giữ lại cát và các chất rắn lơ lửng có kích thước lớn để đảm bảo sự hoạt động ổn định của các công trình xử lý tiếp theo. Trước khi vào bể lắng cát, nước thải được dẫn qua thiết bị lọc rác thô nhằm loại bỏ các chất rắn có kích thước lớn như: giấy, gỗ, nilông, lá cây… ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải sẽ được bơm lên bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, máy khuấy trộn chìm sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện tích bể, ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu, đồng thời có chức năng điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.

 Nước thải sau khi đi qua bể điều hòa của hệ thống xử lý nước thải tòa nhà được bơm lên bể MBBR để xử lý triệt để các chất ô nhiễm: BOD, COD, nitơ, photpho,… Tại đây, hệ thống khuấy trộn chìm và hệ thống phân phối khí được lắp đặt trong bể. Khi hệ thống khuấy trộn chìm hoạt động, môi trường thiếu khí được hình thành, quá trình xử lý nitơ, photpho và các chất ô nhiễm trong nước thải diễn ra mạnh mẽ.

Với việc lựa chọn bể bùn hoạt tính xử lý kết hợp đan xen giữa quá trình xử lý thiếu khí, hiếu khí sẽ tận dụng được lượng cacbon khi khử BOD, do đó không phải cấp thêm lượng cacbon từ ngoài vào khi cần khử NO3-, tiết kiệm được 50% lượng oxy khi nitrat hóa khử NH4+ do tận dụng được lượng oxy từ quá trình khử NO3-.

Nồng độ bùn hoạt tính trong bể dao động từ 1.500-4.000 mg MLVSS/L. Nồng độ bùn hoạt tính càng cao, tải trọng hữu cơ áp dụng của bể càng lớn. Oxy (không khí) được cấp vào bể Aerotank cải tiến bằng các máy thổi khí (airblower) và hệ thống phân phối khí có hiệu quả cao với kích thước bọt khí nhỏ hơn 10 µm. Lượng khí cung cấp vào bể với mục đích: (1) cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-, (2) xáo trộn đều nước thải và bùn hoạt tính tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý, (3) giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, Các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm, (4) tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật.

Tải trọng chất hữu cơ của bể trong giai đoạn xử lý aerotank dao động từ 0,8-1,9 kg BOD/m3.ngày đêm. Các quá trình sinh hóa trong bể hiếu khí được thể hiện trong các phương trình sau:

Ưu điểm: (XEM THÊM BỂ TÁCH MỠ TẠI NGUỒN CHO TRUNG TÂM THƯƠNG MẠI, SIÊU THỊ)

  • Hệ vi sinh đa dạng theo từng lớp khác nhau, xử lý nhiều thành phần hữu cơ.
  • Hệ vi sinh bền, dễ phục hồi.
  • Mật độ vi sinh vật trên một thể tích cao, tải trọng hữu cơ cao, tăng hiệu suất xử lý.
  • Xử lý triệt để chất hữu cơ gây ô nhiễm và các chất dinh dưỡng dư thừa trong nước thải.
  • Bùn sinh học sinh ra ít hơn, lắng tốt hơn.
  • Dễ dàng nâng cấp. Vận hành đơn giản.

Nhược điểm:

  • Tùy vào chất lượng giá thể mà khả năng bám dính của các vi sinh vật khác nhau.
  • Giá thể dễ vỡ sau thời gian đủ dài.
  • Lượng giá thể cần dùng phải tính toán cụ thể để đảm bảo vi sinh phát triển tốt dựa vào từng thành phần nước thải.

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!