10 ĐẶC ĐIỂM CẦN LƯU Ý TRONG THOÁT NƯỚC VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ỨNG PHÓ VỚI DỊCH BỆNH COVID-19
Trước tình hình dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do virus COVID-19 đang diễn biến phức tạp, ‘‘COVID-19 CÓ THỂ LÂY LAN QUA MÔI TRƯỜNG NƯỚC KHÔNG?’’ chắc chắn là một dấu hỏi lớn đang được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.
Vì hầu hết các virus gây bệnh cho người đều có thể sống và lây lan qua đường nước, nên bên cạnh những biện pháp phòng tránh dịch bệnh lây lan qua tiếp xúc với bệnh nhân, với các bề mặt có dịch tiết nhiễm virus, qua giọt bắn hay không khí, cần thiết phải quan tâm cả đến những nguy cơ lây lan mầm bệnh qua các con đường khác. Sau khi thâm nhập vào môi trường nước, virus có thể tồn tại trong thời gian ngắn hay lâu dài, từ vài ngày đến hàng năm, tùy thuộc vào điều kiện môi trường. Virus tồn tại với số lượng lớn là trong chất bài tiết (phân, nước tiểu) của người. Nên nguyên tắc để kiểm soát dịch bệnh liên quan đến chất thải của người, lây lan qua môi trường nước, là tạo các «rào cản» trên chính con đường lây lan, thông qua việc sử dụng nước sạch, kiểm soát ô nhiễm do nước thải, chất thải rắn, bùn thải và nước mưa chảy tràn, cũng như có hành vi thói quen vệ sinh đúng.(hình 1). Tương tự virus SARS-CoV (2003) và nhiều loại virus gây bệnh khác, virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 đã được tìm thấy trong chất bài tiết của người nhiễm bệnh ở Trung Quốc và Mỹ (tháng 2/2020), Hồng Kông: Tìm thấy virus SARS-CoV-2 trong đường ống chung cư, Bắc Kinh cũng tìm thấy ARN của Virus SARS-CoV trong nước thải của 2 bệnh viện thành phố, Hà Lan tìm thấy SARS-nCOV trong nước thải (24/3/2020). Những bằng chứng trên cho thấy tầm quan trọng và sự cần thiết phải quan tâm cả đến đường lây lan qua môi trường nước của COVID-19. Việc thu gom, xử lý chất bài tiết của người bệnh, cũng như thu gom, xử lý và khử trùng nước thải bệnh viện cần có các biện pháp kiểm soát phù hợp.
Đặc biệt là ở Việt Nam khi mà các biện pháp kiểm soát chất thải còn chưa được chặt chẽ nhất là nước thải của các bệnh viện, hệ thống xử lý vẫn còn chưa hiện đại và thực sự hiệu quả thì việc tìm ra các giải pháp kiểm soát tốt hệ thống xử lý nước thải của các bệnh viện dã chiến ứng phó với dịch bệnh CoVID là hết sức cần thiết. Dưới đây là 10 đặc điểm cần lưu ý đối với hệ thống xử lý nước thải dùng cho bệnh viện dã chiến ứng phó với dịch bệnh.
1. Cần đặc biệt quan tâm đến các khu vệ sinh, các bể tự hoại, hệ thống cống rãnh thoát nước, các điểm tập kết nước thải, rác thải, các trạm xử lý nước thải có thể là các ổ chứa mầm bệnh.
Luôn đảm bảo có đủ nước rửa sạch, xà phòng rửa tay, quét dọn vệ sinh và khử trùng thường xuyên để hạn chế phát tán virus vào nước thải từ những bước đầu.
2. Phối hợp với các cơ sở y tế đặc biệt quan tâm đến việc kiểm soát chất thải y tế, nhất là chất thải phát sinh từ các hoạt động khám và chữa bệnh liên quan đến COVID-19. Bên cạnh đó, kết hợp với chính quyền thành phố có biện pháp kiểm soát chặt chẽ các xe hút phân bùn bể tự hoại, nhất là bùn bể tự hoại từ các bệnh viện, bệnh viện dã chiến, khu vực cách lý, nhà ga, bến tàu xe, …, phải chở phân bùn đến nơi xử lý đúng quy định, tránh tình trạng thải trộm bừa bãi phân bùn; Trong giai đoạn này, nếu chưa cần thiết thì không tiến hành hút phân bùn bể tự hoại. Sau đợt dịch, nhất thiết phải có biện pháp xử lý an toàn đối với loại chất thải này.
3. Các Công ty Thoát nước tăng cường các biện pháp quản lý vận hành, bảo dưỡng đúng quy trình, đảm bảo hiệu quả hoạt động của các công trình và thiết bị xử lý nước thải một cách an toàn, ổn định. Tăng liều lượng Clo hay các biện pháp khử trùng khác tại các Trạm xử lý nước thải bệnh viên. Kết hợp với hội CTNVN kiểm tra, tiến hành nạo vét, duy tu mạng lưới thoát nước, các trạm bơm thoát nước, tránh nguy cơ nước thải tù đọng, tắc nghẽn, ngập úng.
4. Các Công ty Môi trường và Thoát nước có các biện pháp bảo hộ lao động, tuyên truyền thực hành vệ sinh cá nhân tốt cho cán bộ, công nhân vận hành, những người có nguy cơ phơi nhiễm khi tiếp xúc với nước thải và với aerosol khi làm việc trên mạng lưới thoát nước, các trạm bơm, các nhà máy xử lý nước thải. Công nhân vận hành khi thu gom, vận chuyển và xử lý rác, bùn, phân bùn tránh để lây nhiễm khi đang làm việc …; Có biện pháp dự trữ đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động, vệ sinh cá nhân khi tình hình dịch bệnh kéo dài,
5. Chủ động có biện pháp dự trữ đầy đủ hóa chất, trang thiết bị vật tư phục vụ cho vận hành và bảo dưỡng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đảm bảo phục vụ ngay cả khi trường hợp dịch bệnh bùng phát lượng nước thải tăng.
6. Các Công ty xử lý nước thải, Công ty Cấp nước, Thoát nước, Công ty Môi trường đô thị, phối hợp với chính quyền và cộng đồng dân cư, tiến hành vệ sinh đường phố, ngõ xóm, khơi thông cống rãnh, nạo vét bùn cặn, tiêu thoát nước thải tốt, tránh để nước thải tù đọng, ngập úng, … Ở các đô thị có xảy ra mưa lớn, ngập úng, cần tăng cường tuyên truyền cho người dân các biện pháp vệ sinh cá nhân, tránh tiếp xúc với nước thải, vệ sinh và tẩy trùng kỹ nhà cửa sau khi nước rút. Tránh để tình trạng nước thải ngập úng tràn lan khó xử lý khó kiểm soát
7. Tuyên truyền cho các bộ, công nhân viên của mình, bên cạnh các biện pháp đeo khẩu trang, thưc hành vệ sinh cá nhân tốt, tăng cường sức đề kháng của cơ thể, cần triệt để thực hiện việc ăn chín, uống sôi, nhất là ở các vùng dịch, những nơi có tập quán tái sử dụng nước thải trong tưới rau, nuôi cá
8. Các đơn vị xử lý nước thải đảm bảo bộ máy thường trực, nếu cần thiết thì phải thành lập Nhóm chuyên trách để triển khai các biện pháp phòng ngừa và kịp thời ứng phó với sự cố lây lan dịch bệnh qua đường nước tại các khu vực bệnh viện theo quy trình ứng phó sự cố đã được chuẩn bị; Duy trì Đường dây nóng để đảm bảo thông tin nội bộ cũng như tiếp nhận thông tin từ cộng đồng, kịp thời ứng phó với các tình huống, sự cố liên quan đến dịch bệnh
9. Bên cạnh việc xử lý nước thải thì việc kết hợp kiểm soát cải thiện điều kiện cấp nước, vệ sinh môi trường là vô cùng cần thiết, nâng cao nhận thức cộng đồng về vệ sinh cá nhân, kiểm soát dịch bệnh
10. Chuẩn bị sẵn kế hoạch phương án ứng phó khi dịch bệnh bùng phát. Huy động các nguồn lực để mở rộng phạm vi, nâng cao chất lượng đầu tư cho việc xây dựng hệ thống thống gom và xử lý nước thải, chống úng ngập, thu gom và xử lý chất thải rắn, thu gom và xử lý bùn, phân bùn tại các bệnh viện …Cải thiện điều kiện cấp nước, vệ sinh môi trường không chỉ góp phần kiểm soát tốt hơn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng, nâng cao chất lượng cuộc sống, mà còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững.
Biên soạn: KS. Tạ Thị Ngọc Lan
VINACEE Việt Nam
Cùng chung tay đẩy lùi dịch bệnh.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!