Xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý tại Việt Nam

Nhu cầu nước sạch là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, vì thế việc xử lý nước thải (XLNT) để tái sử dụng sớm nhận được sự quan tâm của nhiều quốc gia. Tuy nhiên, ở Việt Nam, việc sử dụng nước tái chế còn gặp nhiều khó khăn. Với lượng phát sinh lớn vào hàm lượng chất ô nhiễm cao gây khó khăn cho việc quản lý và XLNT.

Nghiên cứu xử lý và tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý được thực hiện nhằm mục đích đánh giá tổng quan hiện trạng phát sinh, tính chất, các công nghệ XLNT sinh hoạt đang được áp dụng và tiềm năng sử dụng nước tái chế tại Việt Nam.

Thông qua việc phân tích cơ sở dữ liệu trực tuyến và các báo cáo đã được công bố, các thông tin liên quan sẽ được tổng hợp, phân tích, từ đó đưa ra tổng thể về xử lý nước thải sinh hoạt và tái sử dụng nước thải sau xử lý tại Việt Nam.

Kết quả cho thấy, nước thải sinh hoạt ở Việt Nam được xử lý chưa tốt, lượng nước xử lý chỉ chiếm khoảng 13% tổng lượng nước thải phát sinh, còn lại được thải trực tiếp ra môi trường, các công nghệ XLNT chủ yếu là sử dụng các phương pháp sinh học, nước thải sau xử lý thường được thải ra các thuỷ vực tiếp nhận.

Việc tái sử dụng nước thải sau xử lý hiện chỉ dừng ở mức sử dụng để cấp nước cho các hệ thống sông hồ và tưới tiêu chưa có các mục đích sử dụng với yêu cầu cao hơn. Các chất độc sinh học, các chất kháng sinh trong nước thải là vấn đề đáng lưu tâm trong việc tái sử dụng nước thải sinh hoạt sau xử lý. Vì vậy, các phương pháp xử lý tiên tiến như công nghệ màng, hấp phụ, ôxy hóa nâng cao cần được xem xét nghiên cứu, áp dụng.  

Tại Việt Nam đang có các nghiên cứu bài bản hơn để xây dựng Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải tái sử dụng sau quá trình xử lý; xem thêm hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt/công trình xử lý và tái sử dụng nước thải tại chỗ.

Tổng hợp: ThS Nguyễn Hữu Tuyên   

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!