Tổng quát 5 thiết bị xử lý nước thải bằng modun Composite cao cấp cho nhà hàng, biệt thự, trường học
Đặc trưng ô nhiễm của nước thải sinh hoạt tại các cơ sở khách sạn, khu biệt thự chủ yếu là các chất hữu cơ (BOD,COD), các chất dinh dưỡng (N,P) và các chất rắn lơ lững (SS) và các vi sinh vật gây bệnh như Ecoli, Coliform. Nước thải trên nếu không được xử lý trước khi thải ra nguồn tiếp nhận thì sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường và sức khỏe.
Ngoài ra trong nước thải có chứa các chất dinh dưỡng (N,P) cao có thể gây hiện tượng phú dưỡng hóa các sông hồ nước ngọt. Sau đây các chuyên gia VINACEE Việt Nam xin được giới thiệu Quý bạn đọc 5 sản phẩm công nghệ xử lý nước thải bằng Modun hợp khối được sử dụng phổ biến nhất nhiệu nay
1. Hệ thống hợp khối JOLKASHO (Nhật Bản)
Johkasou, là một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt ứng dụng cho hầu hết các hộ gia đình, khu chung cư, nhà hàng, khách sạn… nó có khả năng xử lý đồng thời cùng lúc tất cả các nguồn nước thải sinh hoạt, từ khu nhà bếp, phòng ăn, nhà tắm, khu vệ sinh…). Hệ thống xử lý nước thải này giúp thanh lọc nước thải thông qua quá trình xử lý nhờ các vi sinh vật kị khí và hiếu khí nhằm loại bỏ BOD và các chất hữu cơ, vô cơ, vi khuẩn độc hại khác có trong nước thải sinh hoạt.
* Ngăn thứ nhất (bể lọc kỵ khí): Tiếp nhận nguồn nước thải, sàng lọc các vật liệu rắn, kích thước lớn (giấy vệ sinh, tóc,...), đất, cát có trong nước thải;
* Ngăn thứ hai (bể lọc kỵ khí): loại trừ các chất rắn lơ lửng bằng quá trình vật lý và sinh học.
* Ngăn thứ ba (bể lọc màng sinh học): loại trừ BOD, loại trừ Nitơ, Phốtpho bằng phương pháp màng sinh học.
* Ngăn thứ tư: Bể trữ nước đã xử lý
* Ngăn thứ năm (bể khử trùng): diệt một số vi khuẩn bằng Clo khô, thải nước xử lý ra ngoài.
Chất lượng xử lý nước thải được quyết định ở ngăn thứ ba phụ thuộc vào chất liệu màng sinh học được sử dụng. Chất lượng màng sinh học càng cao thì hiệu quả xử lý và gía thành JKS càng cao. Kỹ thuật màng lọc cao cho phép xử lý gần như tri?t để các thành phần nước thải như BOD 2,3mg/l, N 8mg/l, tổng chất rắn lơ lửng TSS < 5mg/l, tổng khuẩn Ecoli < 100 tế bào/l. Tuy nhiên việc sử dụng màng sinh học dễ dẫn đến tắc màng lọc và hệ thống này cần phải súc rửa 3 tháng một lần. Trong trường hợp này nước thải có thể được tái sử dụng.
Hệ thống JKS cải tiến cần phải được cung cấp điện năng liên tục cho quá trình vận hành. Ðiện năng giúp vận hành bơm khí, ổn định dòng chảy, và duy trì tuần hoàn hệ thống nước thải. Ðiện năng tiêu thụ cho một hệ thống JKS cho một gia đình 5- 10 người vào khoảng 350 đến 500kW/năm phụ thuộc vào loại JKS.
Bã lắng đọng (bùn lắng) trong hệ thống JKS cần phải được hút (ít nhất 1 lần trong 1 năm) và xử lý. Trung bình một hộ gia đình (5-10 người, nước tiêu thụ 250 lít/người/ngày), tổng lượng bã trong 1 năm vào khoảng 58,8 kg (trọng lượng khô). Xe tải chuyên dụng (trọng tải 2-4 tấn) được sử dụng cho việc hút bã (ảnh dưới). Bã lắng đọc sau khi được hút vào xe rồi được chuyên chở tới trạm xử lý bã lắng đọng. Sản phẩm sau quá trình xử lý là chất rắn sinh học được sử dùng làm khí sinh học, vật liệu composit, sản suất phân bón hoặc xi măng.
Luật Johkasou: Luật JKS năm 1983 qui định việc sản xuất, lắp đặt, bảo trì và xử lý bùn lắng từ hệ thống JKS, đồng thời qui định việc đăng ký và cấp phép cho nhân viên lắp đặt, bảo trì, và cấp phép cho cơ sở xử lý bùn lắng.
Bộ Môi trường và Bộ Ðất đai, Cơ sở hạ tầng và Giao thông chịu trách nhiệm giám sát luật về các nội dung sau (xem thêm hình vẽ):
2. Bể lọc nước thải Bastaf (Modun tự hoại cải tiến) hoặc Bastafat, sản phẩm phù hợp với điều kiện Việt Nam
Bể tự hoại cải tiến BASTAF (Baffled septic tank) là loại bể phốt được cải tiến từ bể phốt truyền thống. Bằng cách sử dựng phản ứng kỵ khí cùng các vách ngăn mỏng giúp điều hòa lưu lượng nồng độ chất bẩn trong dòng nước thải để ngăn chất thải lắng đọng. Quá trình hoạt động của bể góp phần tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn kỵ khí có ích phát triển trong từng giai đoạn, tăng thời gian lưu bùn.
+ Bể phốt cải tiến BASTAF thường có 3 - 5 ngăn phân hủy kỵ khí. Giữa các ngăn là vách ngăn hệ có hệ thống ống PVC hướng dòng chảy giúp tách nước và lưu chất thải rắn lại để phân hủy trong thời gian đảm bảo
+ Theo như một số nghiên cứu giữa bể tự hoại và bể tự hoại cải tiến. Chúng sẽ lọc ra các loại nước thải khác nhau. Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng bể phốt BASTAF có hiệu suất xử lý nước ổn định hơn ngay cả khi dao động lưu lượng và nồng độ chất bẩn của nước thải đầu vào lớn. Hiệu suất xử lý trung bình theo COD, BOD5, TSS tương ứng là 75 – 90%, 70 – 85% và 75 – 95%.
3. Công nghệ AAO hoặc AO (Công nghệ truyền thống trong XLNT sinh hoạt và Y tế)
Công nghệ AAO là một trong những công nghệ xử lý nước thải theo phương pháp sinh học phổ biến hiện nay. Với nhiều đặc điểm như dễ vận hành, chi phí thấp, hiệu quả xử lý cao, do vậy công nghệ AAO là sự lựa chọn của rất nhiều công trình.
+ AAO – được viết tắt bằng 3 chữ: Anaerobic – Yếm khí, Anoxic – Thiếu khí, Oxic – Hiếu khí. Đây là công nghệ thường được dùng trong hệ thống xử lý nước thải y tế.
+ Công nghệ AAO là công nghệ xử lý sinh học 2 giai đoạn: Giai đoạn nước thải được xử lý kị khí tại ngăn Anaerobic để khử hydrocacbon, kết tủa kim loại, kết tủa photpho,… Sau đó chuyển sang ngăn Anoxic xử lý thiếu khí để khử NO3 thành N2 và tiếp tục giảm BOD, COD. Cuối cùng đến ngăn hiếu khí Oxic để chuyển hóa NH4 thành NH3, khử BOD, COD, sunfua,… và hoàn tất quy trình xử lý.
4. Hệ thống xử lý nước thải Biofast
Hệ thống Xử lý nước thải Biofast AAO do Petech phát minh và không ngừng cải tiến kỹ thuật qua từng năm. Biofast là hệ thống xử lý nước thải theo công nghệ Mỹ có cấu trúc modul. Công nghệ xử lý gồm các công đoạn: Yếm khí (Anaerobic) Hiếu khí (Aerobic) Oxy hóa (Oxidant). Hệ thống Biofast là bước đột phá trong ứng dụng giải pháp kỹ thuật mới và thiết bị công nghệ cao cho lĩnh vực xử lý nước thải.
+ Đặc điểm công nghệ: Hệ thống Biofast AAO có 3 đặc điểm:
Có quy trình xử lý hoàn chỉnh: Khí – Lỏng – Rắn. Do vậy triệt tiêu được mùi hôi và không phải hút bùn cặn trong suốt 10 năm.
+ Ứng dụng công nghệ Anammoc và MBR làm phác đồ chủ đạo cho toàn lưu trình xử lý.
+ Ứng dụng máy tính công nghiệp để giám sát và vận hành tự động Rms. Nhờ vậy chất lượng nước thải sau xử lý được ổn định và tiết kiệm năng lượng.
5. Hệ thống xử lý nước thải HICLEAR
+ Hệ thống xử lý nước thải HICLEAR được thiết kế đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế nghiêm ngặt, nước thải đầu ra sau xử lý đạt cột A, B của Việt Nam.
+ Phương thức xử lý: Các đơn vị xử lý nước thải của HICLEAR có hai chế độ xử lý: hiếu khí và kị khí. Chế độ hiếu khí thường phù hợp với các hệ thống được cài đặt trong thành phố và các khu đô thị. Ngược lại chế độ kị khí không cần điện thường được sử dụng ở các khu vực vùng sâu vùng xa không có điện.
+ Thế mạnh của hệ thống xử lý nước thải HICLEAR
- Không có bùn: Hệ thống xử lý nước thải HICLEAR không tạo ra bùn thừa, giúp tiết kiệm các thiết bị ép bùn tiêu hao nhiều năng lượng và cần được bảo hành thường xuyên.
- Không chứa hóa chất: Hệ thống không yêu cầu các chất hoạt tính làm đông và hóa chất làm sạch (NaOCl).
Sản phẩm được phân phối bởi HAMINCO Việt Nam.
Để biết thêm chi tiết về các sản phẩm công nghệ, tư vấn giải pháp lắp đặt cho các công trình vui lòng liên hệ trực tiếp số điện thoại hotlien: 0942226986 (ThS. Nguyễn Hữu Tuyên), tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Một số hình ảnh, công nghệ xử lý nước thải phổ biến được VINACEE Việt Nam cung cấp lắp đặt cho đối tác.
.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!