Kinh nghiệm mở phòng khám và một số thủ tục mở phòng khám tư nhân (nên đọc)

Bạn đang cần mở một phòng khám kinh doanh tại một trong những khu vực đô thị, ven đô; Bạn đâng boăn khoăn về thủ tục và các quy định liên quan tới việc xin và cấp giấy phép hoạt động cho phòng khám. Bài viết này sẽ nêu rõ một số cơ sở pháp lý liên quan và chỉ dẫn một số điều kiện cụ thể liên quan tới việc xin cấp giấy phép hoạt động phòng khám. Hãy cùng xem thêm những chỉ dẫu yêu cầu cuối bài viết này nhé. (XEM THÊM XỬ LÝ NƯỚC THẢI Y TẾ)

Các cơ sở pháp lý được sử dụng trong bài viết 

Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 40/2009/QH12 của Quốc hội

Nghị định số 87/2011/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khám bệnh, chữa bệnh

Thông tư 03/2013/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc quy định phí thẩm định kinh doanh thương mại có điều kiện; thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề y, dược; lệ phí cấp giấy phép xuất, nhập khẩu trang thiết bị y tế, dược phẩm; cấp chứng chỉ hành nghề y; cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh

Thông tư số 41/2011/TT-BYT của Bộ Y tế : Hướng dẫn cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có điều kiện gì?

Dựa trên thông tin bạn cung cấp, chúng tôi xin tư vấn vấn đề của bạn như sau:

Theo Điều 43 Luật khám bệnh, chữa bệnh:

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

b) Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

c) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

2. Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sỹ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

3. Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định tại Điều này đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý."

Một vấn đề nữa là để được cấp chứng chỉ hành nghề thì bạn phải thỏa mãi điều kiện quy định tại điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009:

"1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sỹ ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

2. Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm xác nhận bằng văn bản về quá trình thực hành cho người đã thực hành tại cơ sở của mình, bao gồm nội dung về thời gian, năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp."

Một số quy định và mức độ xử phạt các cơ sở y tế vi phạm quy định xử lý nước thải y tế

Theo Quy định luật bảo vệ môi trường, các cơ sở khám chữa bệnh, các bệnh viện, phòng khám có phát sinh nước thải cần phải thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT thì mới được đưa vào quá trình hoạt động và vận hành chính thức. Nếu bệnh viện, phòng khám nào không hoặc chưa được lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì bệnh viện, phòng khám đó sẽ không được cấp chứng chỉ hoạt động của Bộ Y Tế.

Bên cạnh đó, trường hợp bệnh viện, phòng khám đã có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt nhưng hiệu quả và công suất hoạt động chưa cao, kém chất lượng do chỉ số thải ra môi trường vượt quá mức cho phép theo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT thì bệnh viện đó sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP và nghị định 55/2021/NĐ-CP. Chính vì vậy cần tìm những công ty giải pháp môi trường để thay đổi, nâng cấp lại hệ thống xử lý nước thải sao cho phù hợp với cơ sở y tế và cho ra nguồn nước thải đạt chuẩn, an toàn với môi trường.

 

Theo điều 13 của nghị định, xử phạt vi phạm xả nước thải y tế vào môi trường như sau:

Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt tiền thấp nhất từ 1.000.000 đến 700.000.000 đồng.

Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 02 lần đến dưới 05 lần bị xử phạt thấp nhất từ 10.000.000 đến 750.000.000 đồng.

Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 05 lần đến dưới 10 lần bị xử phạt thấp nhất từ 20.000.000 đến 850.000.000 đồng.

Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải từ 10 lần trở lên bị xử phạt thấp nhất từ 30.000.000 đến 950.000.000 đồng

Phạt tăng thêm 1% đối với trường hợp vượt quy chuẩn kỹ thuật dưới 02 lần; 2% đối trường hợp vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 02 đến dưới 05 lần; 3% đối với trường hợp vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 05 đến dưới 10 lần; 4% đối với trường hợp vượt quy chuẩn kỹ thuật từ 10 lần trở lên. Tổng mức phạt đối với mỗi hành vi vi phạm không quá 1.000.000.000 đồng.

Hình thức xử phạt bổ sung: đình chỉ hoạt động của cơ sở gây ô nhiễm môi trường từ 03 tháng đến 12 tháng tùy theo trường hợp vi phạm quy định của nhà nước XEM THÊM HỆ THỐNG MODULE XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO PHÒNG KHÁM

Chính vì vậy khi chuẩn bị đầu tư, hoạt động các bệnh viện, phòng khám cần xử lý nước thải theo đúng quy định về xử lý nước thải y tế của các cấp chính quyền để tránh các chi phí vi phạm và dẫn đến đình chỉ hoạt động cơ sở.

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!