Hướng dẫn ký thuật xây dựng và giám sát nhà vệ sinh nông thôn SNV

  1. Thông tin chung

Nước sạch vệ sinh là một trong năm lĩnh lực mà SNV (tổ chức phát triển Hà Lan) tập trung nhằm đóng góp vào kết quả phát triển giảm nghèo trong việc cải thiện việc tiếp cận các sản phẩm dịch vụ cơ bản, nâng cao thu nhập và tạo việc làm. Mục tiêu chính các hoạt động SNV trong lĩnh vực nước sạch vệ sinh môi trường là đóng ghóp công cuộc nâng cao sức khỏe và sinh kế của người có thu nhập thấp thông qua việc tiếp cận một cách hiệu quả và bền vững với các dịch vụ về nước sạch và vệ sinh.

Từ tháng 8 năm 2011, SNV thực hiện dự án “Vệ sinh bền vững cho mọi người” tại huyện miền núi Anh Sơn tỉnh Nghệ An. Giai đoạn 2 của dự án được tài trợ bởi DFID đang được triển khai mở rộng tại huyện miền biển Quỳnh Lưu, Nghệ An.

Trên địa bàn 11 xã được lựa chọn tại huyện Quỳnh Lưu, tỉ lệ dân cư tập trung cao (xấp xỉ 1.172 người/km2), đất cát là chủ yếu, chưa có thói quen sử dụng nhà tiêu, việc phóng uế ra bãi biển còn khá phổ biến.

Sau quá trình thực hiện khảo sát thực địa (đợt 1 tháng 4 năm 2013) tư vấn kỹ thuật đã đưa ra một số mô hình nhà tiêu phù hợp với đặc điểm địa phương. Qua đó giúp SNV phối hợp cùng địa phương thực hiện sàng lọc và lựa chọn 12 hộ/tổng số 11 xã của Quỳnh lưu xây dựng 12 mô hình nhà tiều thí điểm làm nhân tố phát triển rộng mô hình vệ sinh phù hợp với địa phương trong cộng đồng dân cư

  1. Mục tiêu công tác giám sát xây dựng

Do tính đặc thù của công trình vệ sinh nên việc giám sát xây dựng nhằm mục đích đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, chất lượng công trình bao gồm:

  • Giám sát vật liệu đưa vào sử dụng (việc mua vật liệu do chủ hộ gia đình phối hợp cùng  đại diện tổ thợ mua, có sự giám sát của điều phối, trung tâm y  tế huyện, xã…)
  • Đối với một số hạng mục do hộ gia đình đầu tư thêm  nên việc sử dụng vật liệu, thiết bị có thể được linh hoạt nhưng tuân thủ đảm bảo yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật.
  • Việc giám sát xây dựng đảm bảo đúng kích thước, dung tích, kích cỡ công trình… đảm bảo tính hữu dụng tối ưu đối với công nghệ đã được nghiên cứu và áp dụng
  • Các công việc thực hiệm giám sát, kiểm tra như kích thước công trình, kích thước các lớp lót, đệm bảo vệ , trát, các kỹ thuật xử lý trống thấm ….
  • Vị trí lắp đặt các đường ống, vách ngăn
  • Quan trình kiểm tra kỹ thuật, thử nước kiểm tra sự rò rỉ ….
  • Giám sát các công tác thi công xây dựng công trình đảm bảo đúng thời gian công nghệ đối với từng hạng mục cũng như đảm bảo tổng tiến độ thi công, đảm bảo thời gian thi công ngắn nhất, thời gian đưa công trình vào xử dụng sớm nhất.
  1. Trinh tự xây dựng các công trình vệ sinh

 

  • Trình tự xây dựng bể tự hoại bằng cống bi
  • Chuẩn bị:
    • Thống nhất với hộ gia đình, lựa chọn loại nhà tiêu, địa điểm xây dựng
    • Kiểm tra số người sử dụng, lượng nước thải phát sinh
    • Điều chỉnh lại bản vẽ thiết kế (nếu cần), dự toán
    • Xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan: chủ hộ, đội thợ, chính quyền – y tế địa phương, nhà tài trợ, giám sát, …
    • Các bên ký vào bản vẽ, dự toán, bảng tiến độ thi công
  • Thi công:
    • Đào đất (đào móng công trình vệ sinh và hố đặt bể tự hoại ống bi) hai công tác này có thể tiến hành song song với nhau
    • Gia cố móng công trình bằng bê tông gạch vỡ
    • Đổ lớp bê tông lót trước khi đặt ống bi
    • Xây tường thân công trình (và thực hiện trát tường, lắp mái sau đó)
    • Đặt ống bi. Mặt và đáy phải phẳng. Mặt các ống bi phải có cùng cao độ.
    • Đánh dấu cao độ đỉnh ống, đáy ống trên thành ống bi.
    • (Kiểm tra nhiều lần bằng ống li vô cao độ đỉnh và đáy ống).
    • Đục lỗ để lắp ống vào, ra, nối giữa các ống.
    • Thi công mối nối (trát kỹ cả trong và ngoài).
    • Xây hố ga, cống rãnh tiêu thoát nước thải, nước mưa
    • Lắp ống. Kiểm tra cao độ bằng li vô và bằng thước
    • Đổ nước và kiểm tra thuỷ lực (độ kín khít sau 24 h; nước chảy vào/ra)
    • Khắc phục rò rỉ (nếu có)
    • Đậy nắp đan BTCT. Chèn vữa xi măng và gắn kín.
    • Lắp ống thông hơi
    • Chèn đất sét xung quanh bể
    • Lấp đất
    • Sử dụng

 

  • Trình tự xây dựng nhà tiêu hai ngăn sinh thái
  • Chuẩn bị:
    • Thống nhất với hộ gia đình, lựa chọn loại nhà tiêu, địa điểm xây dựng
    • Kiểm tra số người sử dụng, nhu cầu tái sử dụng phân
    • Kiểm tra lại bản vẽ, dự toán (nếu cần),
    • Xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan: chủ hộ, đội thợ, chính quyền – y tế địa phương, nhà tài trợ, giám sát, …
    • Các bên ký vào bản vẽ, dự toán, bảng tiến độ thi công
  • Thi công:
    • Đào hố móng công trình nhà tiêu sinh thái hai ngăn
    • Đổ lớp bê tông lót trống thấm
    • Xây phần thùng chứa phân của công trình
    • Đổ tấm đan BTCT (tấm đan BTCT có thể đổ trực tiếp trên CT hoặc đổ riêng, nếu đổ riêng phải đổ trước đợi 5 ngày cho bê tông ninh kết đảm bảo điều kiện lắp đặt tấm đan)
    • Xây thân công trình bên trên
    • Lắp ống thông hơi
    • Trát tường
    • Xây bậc thang lên xuống và lát
    • Lắp mái
    • Hoàn thiện mặt bằng và sử dụng công trình

  1. Thực hiện giám sát

 

  • Giám sát xây dựng bể tự hoại bằng cống bi
  • Chuẩn bị xây dựng
    • Chuẩn bị các yêu cầu về kỹ thuật như bản vẽ, dụng cụ kiểm tra thăng bằng, livo, thước  ,,,
    • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng việc lựa chọn mặt bằng xây dựng cũng như các công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng đảm bảo yêu cầu cơ bản đối với xây dựng cong trinh, diện tích đủ xây dưng, khoách cách từ mô hình vệ sinh tới các công trình khác hợp lý, không quá gần giếng nước hoặc nguồn nước sạch cũng không quá xa với căn hộ ở của gia đình.
    • Chuẩn bị vật liệu, thiết bị xây dựng (vật liệu xây dựng về cơ bản được lựa chọn theo các yêu cầu về xây dựng và theo bảng dự toán chi tiết của công trình được Tư vấn kỹ thuật cung cấp) nhằm đảm bảo về chất lượng cũng như giá thành xây dựng công trình. Trong trường hợp một số hạng mục do hộ gia đình có dự định đầu tư thêm  thì việc sử dụng vật liệu, thiết bị có thể được linh hoạt nhưng tuân thủ đảm bảo yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật.
    • Xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan: chủ hộ, đội thợ, chính quyền – y tế địa phương, nhà tài trợ, giám sát, …có biên bản cam kết trước khi tiến hành thi công xây dựng công trình
    • Các bên ký vào bản vẽ, dự toán

  • Giám sát quá trình  xây dựng
    • Đào đất (đào móng công trình vệ sinh và hố đặt bể tự hoại ống bi) do tính chất của địa chất tại khu vực nên công tác đào đất tương đối thuận tiện, đát cát mịn, có độ ổn định cao, dễ đào và dễ tạo đáy phẳng
    • Gia cố móng công trình bằng bê tông gạch vỡ (việc gia công móng công trình có thể được thay đổi bằng việc thực hiện giằng móng bằng BTCT mới bê tông mác 250 thép chịu lực 3 phí 12 chạy dọc thân móng, thép đai phi 6 khoảng cách đai 200mm)
    • Đổ lớp bê tông lót trước khi đặt ống bi (do đặc tính địa chất công trinh, đặc điểm kết cấu đáy cống bi cũng như để thuận tiện trong thi công xây dựng, giảm thiểu thời gian thi công lớp bê tông lót có thể được đổ khá đơn giản bằng bê tông mác 100, san phẳng và đầm chặt)
    • Xây tường thân công trình (và thực hiện trát tường, lắp mái sau đó). Việc xây dựng phần thân công trình được tiến hành nhanh đảm bảo quy trình xây dựng di đội thợ có nhiều kinh nghiệm xây dựng tại địa phương đối với các công trình tương tự và lớn hơn
    • Công tác đặt ống bi. Yêu cầu thực hiện kiểm tra mặt và đáy phải phẳng. Mặt các ống bi phải có cùng cao độ., Đánh dấu cao độ đỉnh ống, đáy ống trên thành ống bi.
    • (Kiểm tra nhiều lần bằng ống li vô cao độ đỉnh và đáy ống).
    • Đục lỗ để lắp ống vào, ra, nối giữa các ống.
    • Thi công mối nối (trát kỹ cả trong và ngoài dùng vữa xi măng tốt, sau khi trá bổ sung thêm lớp hồ dầu cả mối chát nối và đáy bể).
    • Xây hố ga, cống rãnh tiêu thoát nước thải, nước mưa  đảm bảo đủng cốt độ cao các ông thu và thoát nước thải.
    • Lắp ống. Kiểm tra cao độ bằng li vô và bằng thước
    • Đổ nước và kiểm tra thuỷ lực (độ kín khít sau 24 h; nước chảy vào/ra)
    • Khắc phục rò rỉ (nếu có)
    • Đậy nắp đan BTCT. Chèn vữa xi măng và gắn kín.
    • Lắp ống thông hơi

Hình ảnh minh họa

  • Kiểm tra cao độ sàn nhà tiêu và cao độ mặt nước trong cống thoát nước sau bể hoặc nguồn tiếp nhận.
  • Kiểm tra rò rỉ ống bi.
  • Tấm đan nắp bể, sàn nhà tiêu:
    • Kích thước tấm đan
    • Vị trí nắp hút cặn, ống thông hơi, …
  • Các ống bi: Mặt và đáy phải phẳng. Mặt các ống bi phải có cùng cao độ.
  • Vị trí đặt ống vào, ra, thông các ngăn: tránh váng, tránh sục bùn, tránh chảy tắt,
  • Cao độ đỉnh ống, đáy ống. Ống li vô.

 

  • Giám sát xây dựng nhà tiêu sinh thái hai ngăn
  • Chuẩn bị xây dựng
    • Chuẩn bị các yêu cầu về kỹ thuật như bản vẽ, dụng cụ kiểm tra thăng bằng, livo, thước  ,,,
    • Chuẩn bị mặt bằng xây dựng việc lựa chọn mặt bằng xây dựng cũng như các công tác chuẩn bị mặt bằng xây dựng đảm bảo yêu cầu cơ bản đối với xây dựng cong trinh, diện tích đủ xây dưng, khoách cách từ mô hình vệ sinh tới các công trình khác hợp lý, không quá gần giếng nước hoặc nguồn nước sạch cũng không quá xa với căn hộ ở của gia đình.
    • Chuẩn bị vật liệu, thiết bị xây dựng (vật liệu xây dựng về cơ bản được lựa chọn theo các yêu cầu về xây dựng và theo bảng dự toán chi tiết của công trình được Tư vấn kỹ thuật (IESE) cung cấp) nhằm đảm bảo về chất lượng cũng như giá thành xây dựng công trình. Trong trường hợp một số hạng mục do hộ gia đình có dự định đầu tư thêm thì việc sử dụng vật liệu, thiết bị có thể được linh hoạt nhưng tuân thủ đảm bảo yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật.
    • Xác định rõ trách nhiệm các bên liên quan: chủ hộ, đội thợ, chính quyền – y tế địa phương, nhà tài trợ, giám sát, …có biên bản cam kết trước khi tiến hành thi công xây dựng công trình
    • Các bên ký vào bản vẽ, dự toán

 

  • Thi công:
    • Đào hố móng công trình nhà tiêu sinh thái hai ngăn. Tùy thuộc vào cao độ của mặt bằng thi công xây dựng, đặc tính mưa, lũ của vùng, khả năng thoát nước và ngập úng củng khu vực -> cao độ hố móng có thể được đào thấp hơn cốt nền đất tư nhiên hoặc tôn cao hơn nền đấu tự nhiên. Đối với công trình tại xã Sơn Hải tiến hành đào thấp hơn cốt nền đất tự nhiên 100mm chuẩn bị cho đổ lớp bê tông lót trống thấm.
    • Đổ lớp bê tông lót trống thấm (thực hiện đúng quy cách, bê tông mạc 200, dầy 100mm đầm chặt, làm phẳng bề mặt)
    • Xây phần thùng chứa phân của công trình, xây trát thùng chứa phân đảm bảo nước mưa không thấm vào bên trong thùng, tường xây gạch đỏ, trát vữa xi măng cả trong và ngoài, đáy lắng lại bằng vữa xi măng.
    • Đổ tấm đan BTCT; đổ trực tiếp tấm đan BTCT, lắp đặt thanh trống và ván khuôn, gia công cốt thép, đổ bê tông, đầm kỹ theo  yêu cầu, tưới nước dưỡng ẩm bê tông sau hai ngày mới tiếp tục xây tiếp phân thân,
    • Xây thân công trình bên trên, sau hai ngày đổ tấm đan BTCT tiếp tục xây phân thân
    • Lắp ống thông hơi, ống thông hơi được lắp đặt đúng vị trí thiết kế
    • Trát tường, trát bằng vữa xi măng cát đen, mịn, đẹp.
    • Xây bậc thang lên xuống và lát
    • Lắp mái

 

  1. Tổng tiến độ xây dựng công trình vệ sinh

 

 

 

Bể tự họa công bi

Nhà tiêu sinh thái hai ngăn

TT

 Các công tác chính

TT

  Các công tác chính

1

Tập kết vật liệu

1

Chuẩn bị vật liệu

2

Đào đất

2

Đào đất

3

Xây phần thân công trình

3

xây thùng

4

Đổ bể tông lót đáy

4

Lắp cột trong, ván khuôn

5

Đặt ống bi

5

Gia công cốt thép

6

Xây bậc thang lên xuống

6

Lắp cốt thép và đổ bê tông

7

Trát công trình

7

Xây tường + bậc thang lên xuống

8

Lấp, trèn đất

8

Trát tường

9

Lắp thiết bị và hoàn thiện công trinh

9

Lắp mái + hoàn thiện công trình

 

 

Đối với trường hợp mô hình nhà tiều được xây kết hợp với các công trình khác, tiến độ thi công sẽ phụ thuộc vào tổng tiến độ thi công toàn bộ các hạng mục công trình có liên quá.

  1. Nhận xét về chất lượng và tiến độ thi công công trình nhà tiêu

 

  1. Đánh giá - kiến nghị
  • Đánh giá:
  • Đối với các hoạt động tổ chức triển khai xây dựng được thực hiện khá bài bản, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bên, các cấp.
  • Được sự đón nhận và hưởng ứng tích cực của bà con nhân dân song việc phổ biến thông tin, tài liệu, hình ảnh và bản vẽ còn hạn chế chưa kịp thời để nhân dân có nhiều thông tin hơn trước khi triển khai tổ chức xây dựng.
  • Việc thực hiện xây dựng khá thuận lợi do đội thợ địa phương có kinh nghiệm xây dựng và xây dựng công  trình tương tự.
  • Do thợ đia phương nên có nhiêu yế tố cục bộ mang tính địa phương như ngày mùa, ngày nghỉ, ngày cuối tháng chia công.
  • Kiến nghị:
  • Tổ chức tập huấn, tuyên truyền  thêm cho bà con nhân dân về các vấn đề vệ sinh môi trương, và ảnh hưởng tới sức khỏe của việc vệ sinh môi trương yếu kém, cùng các mô hình vệ sinh phù hợp với địa phương.
  • Tập huấn cho thợ xây về tổ chức và xây dựng công trình một cách thành thạo và chuyên nghiệp.
  • Tập huấn cho cán bộ y tế, cán bộ địa phương công tác giám sát xây dựng các công trình tương tụ.
  • Khác …..

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo

  1. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2011. Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình MTQG nước sạch và VSMT nông thôn năm 2010 và giai đoạn 2006 – 2010.
  2. Bộ Y tế, 2011.Báo cáo đánh giá lĩnh vực cấp nước và vệ sinh môi trường Việt Nam.
  3. BộY tế, 2007.Vệsinhmôi trườngnôngthônViệt Nam. NhàxuấtbảnYhoc.
  4. Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế. Niên giám thống kê bệnh truyền nhiễm năm 2008, 2009.
  5. Nghiem Thi Duc et al, 2012. Report on sanitation value chain assessment at Quynh Luu distric, Nghe An province.
  6. Trung tâm sáng kiến và sức khỏe dân số (CCIHP), 2012. Baseline survey on water and sanitation in Quynh Luu - Nghe An.
  7. Trung tâm Y tế Quỳnh Lưu, 2013. Báo cáo kết quả hoạt động năm 2012 và kế hoạch công tác năm 2013.
  8. Viện Sốt rét và Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, 2012. Hội nghị tổng kết công tác phòng chống giun sán giai đoạn 2006 -2011, triển khai kế hoạch 2012 – 2015.
  9. WHO, 2013. Progress on sanitation and drinking water, 2013 update.
  10. http://apps.who.int/gho/data/view.country.21300. 20 May 2013.

 

PHỤ LỤC

Phụ lục 3. Biên bản thỏa thuận tham gia dự án (Biên bản này phải xin sao lại từ Mr Phong)

Phụ lục 2. Biên bản cam kết tiến độ thực hiện xây dựng các mô hình nhà tiêu

Phụ lục 3. Một số hình ảnh thực hiện công tác giám sát xây dựng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Hình 1: Trao đổi với cán bộ y tế huyện, xã về hiện trạng điều kiện vệ sinh tại địa phương và các tiêu chí lựa chọn hộ gia đình

 

 

Hình 2: Phỏng vấn, trao đổi với cán bà con nông dân về vấn đề vệ sinh, tham vấn ý kiến lựa chọn hộ  mô hình nhà tiêu cho gia đình.

 

 

 

Hình 3: Công tác kiểm tra mặt bằng xây dựng mô hình nhà tiêu

 

 

 

Hình 4: Công tác kiểm tra mặt bằng xây dựng mô hình nhà tiêu

 

 

 

Hình 5: Công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng

 

 

Hình 5: Công tác chuẩn bị vật liệu xây dựng

 

 

Hình 7: Công tác thi công phần móng và bê tông lót

 

 

Hình 8: Công tác thi công phần ngấm (đặt ống bi)

 

 

 

Hình 9: Công tác thi công phần thân,

trát trống thấm cho công trình

 

 

 

Hình 10: Công tác kiểm tra cao độ của mặt bể, lấy thăng bằng.

 

 

Hình 11: Hoàn thiệt  đặt  ống bi và lắp đắt

 

 

 

Hình 12: Hoàn thiện công tác xây thân công trình