Công ty VINACEE Việt Nam khảo sát, tư vấn lắp đặt bơm tăng cường thoát nước cho tầng hầm
MÙA MƯA ĐẾN, ĐI TÌM GIẢI PHÁP CHỐNG NƯỚC NGẬP TẦNG HẦM
Một năm mười hai tháng thì có đến sáu tháng mùa mưa. Người dân Việt Nam mỗi năm đều phải đối mặt với tình trạng mưa lũ, ngập lụt. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng ngập lụt? Hậu quả mà ngập lụt gây ra là gì? Làm cách nào để chống ngập? Đặc biệt là tìm ra phương pháp chống ngập cho tòa nhà, tầng hầm. Chúng ta cùng VINACEE Việt Nam tham khảo qua bài viết sau để biết đâu là phương pháp chống ngập cho tòa nhà, tầng hầm hiệu quả nhất nhé.
Nguyên nhân chính gây ra tình trạng ngập lụt ở nước ta
Do thiên nhiên và thiên tai
Ở Bắc Bộ và Trung Bộ, tình trạng ngập lụt chủ yếu là do mưa bão lớn cộng thêm việc các đập thủy điện xả lũ. Còn ở Nam Bộ, tình trạng ngập lụt chủ yếu là do mưa lớn và triều cường đổ về từ các con sông gây ra. Mưa lũ và triều cường vẫn là “nỗi ám ảnh” của người dân từ bao đời nay.
Do ý thức của người dân
Ý thức của người dân cũng là một nguyên nhân khiến cho tình trạng ngập lụt ngày càng trở nên nghiêm trọng. Rác thải và túi Nilon vứt bừa bãi. Người dân không có cách xử lý phù hợp gây tắc nghẽn hệ thống thoát nước. Mùa mưa lũ đến ngoài nước ngập chúng ta còn thấy cả rác thải và túi nilon trôi theo dòng nước, tràn vào khắp các ngóc ngách.
Với sự gia tăng chóng mặt của các đô thị vừa và nhỏ, sự phát triển, mở rộng của các đô thị lớn đi kèm dân cư đông đúc thì hệ thống thoát nước của những cơ sở hạ tầng cũ đã không còn đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. Ngập lụt ngày một tăng nhưng hệ thống thoát nước thì không thể mở rộng.
Ảnh hưởng của ngập lụt với cuộc sống của người dân,
Ảnh hưởng về sức khỏe
Tình trạng ngập lụt đã gây ra nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của người dân. Mưa lớn kéo dài làm căn nhà, tầng hầm của bạn ẩm ướt. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc và vi khuẩn sinh sôi nảy nở. Mỗi mùa mưa lũ tình trạng dịch bệnh cũng diễn biến phức tạp hơn, lây lan mạnh mẽ hơn. Điều đó đe dọa đến sức khỏe của người dân.
Tình trạng mưa lũ ngập lụt kéo theo những chất thải từ cống rãnh, ao hồ và các khu đổ rác làm ô nhiễm trực tiếp đến nguồn nước công cộng. Tình trạng ô nhiễm môi trường nước khiến cho con người dễ bị nhiều bệnh về đường ruột hay virus. Ngoài ra, việc ngập lụt thường xuyên kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng khan hiếm nước uống. Điều đó ảnh hưởng đến sức khỏe của mỗi người. Việc sinh hoạt trong điều kiện thiếu thốn, xung quanh bị bao phủ bởi nước, rác thải, xác động vật sẽ là nơi “mầm mống” cho các loại virus tấn công và lây lan. Bởi vì các loại dịch bệnh lan truyền qua đường nước rất nhanh.
Ảnh hưởng về tài sản
Ngập lụt làm hỏng hóc các thiết bị, đồ dùng trong gia đình, tầng hầm, nhà xưởng. Đặc biệt là tại các tầng hầm chứa xe cộ, ô tô, các trang thiết bị máy móc lớn sẽ bị hỏng hóc, chết máy. Chi phí sửa chữa lên đến chục triệu, trăm triệu, thiệt hại hàng tỉ đồng. Tầng hầm, nhà xưởng cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đồ dùng kim loại bị hoen gỉ, đồ dùng bằng gỗ bị mục nát, tường và nền nhà ẩm mốc, bong tróc. Thiệt hại về kinh tế là vô cùng nghiêm trọng (vật tư, nhân công, thời gian sửa chữa tốn kém, giảm tuổi thọ và sức bền của đồ dùng, thiết bị,….)
Các phương pháp chống ngập cho tòa nhà, tầng hầm hiện nay
Chính vì thế, tìm ra giải pháp chống ngập tối ưu nhất cho tầng hầm đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu. Và có rất nhiều câu hỏi được đặt ra là: Chống ngập cho tầng hầm như thế nào cho hiệu quả? Chống ngập cho tầng hầm như thế nào để tiết kiệm chi phí? Chống ngập cho tầng hầm như thế nào cho đảm bảo tính thẩm mỹ của công trình? Hiện nay tại các tòa nhà, khu chung cư đang sử dụng bao cát, bơm công suất lớn hoặc đôn cao cửa hầm (nâng dốc hầm) để giảm thiểu tình trạng ngập lụt. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về ba phương pháp chống ngập cho tầng hầm này cùng những ưu – nhược điểm mà nó mang lại.
Dùng bao cát
Dùng bao cát là phương pháp được người dân sử dụng từ lâu nay và khá phổ biến từ các hộ dân cho đến các công trình vừa và nhỏ. Khi mưa bắt đầu nặng hạt và có dấu hiệu ngập lụt, chúng ta sẽ mang những bao cát chặn ở những nơi dòng chảy nước mưa sẽ ngập vào nhà, vị trí tốt nhất chính là trước cổng nhà mình. Với những hôm không mưa, chúng ta có thể cất bao cát vào hầm chứa, nhà kho hoặc những mô đất trống.
Ưu điểm của phương pháp này là có chi phí thấp và vật liệu dễ kiếm.
Tuy nhiên đây không phải là một giải pháp an toàn và tối ưu đối với những tình trạng mưa lớn và ngập lụt nghiêm trọng. Phương án này chỉ có thể ngăn nước trong thời gian rất ngắn. Những kẽ hở giữa các bao cát tạo cơ hội cho nước len lỏi qua và thấm vào nhà. Khi dùng tốn nhiều sức, cần nhiều người, mất nhiều không gian chứa đựng và bảo quản sau khi sử dụng. Đây chỉ là phương pháp chống ngập cho tòa nhà vừa và nhỏ. Không thích hợp chống ngập cho tòa nhà lớn và các công trình xây dựng lớn
Bơm công suất lớn (Các hố ga thông minh thoát nước)
Bơm công suất lớn cũng là một giải pháp đang được sử dụng để giảm thiểu tình trạng ngập lụt hiện nay. Máy bơm công suất lớn sẽ được lắp đặt tại chỗ và hoạt động khi tình trạng ngập lụt diễn ra. Phương pháp này mang lại hiệu quả chống ngập tốt, nhanh chóng, có thể hút được cả rác thải. Tuy nhiên đây là một phương pháp tốn kém. Chi phí mua máy bơm đắt đỏ, lắp đặt phức tạp. Cần diện tích lắp đặt lớn.
Giải pháp đước áp dụng nhiều ở các nước tiên tiến như Nhật Bản, Pháp, Mỹ
Đôn cao cửa hầm, nền nhà
Đối với tình trạng ngập nặng diễn ra thường xuyên, người dân cũng có thể sử dụng biện pháp nâng dốc hầm, tôn nền nhà. Chúng ta sẽ đắp nền nhà, tôn dốc hầm cao hơn mặt đường để ngăn nước tràn vào. Ưu điểm của giải pháp này là chống nước tuyệt đối, khả năng chống ngập lên đến 100%.
Nhược điểm của phương pháp tôn cao nền hầm, sàn nhà.
Tuy nhiên phương pháp này cũng đi kèm nhiều khuyết điểm. Chi phí xây dựng tốn kém (nhân công, vật liệu xây dựng). Gây mất thẩm mỹ vì khoảng cách từ nền nhà đến trần nhà sẽ bị thu hẹp. Phương pháp tôn nền đáp ứng tình trạng chống nước thấp, khoảng cách an toàn dao động từ 30-50 cm. Đặc biệt trong tình trạng phát triển của đô thị hiện nay (thường xuyên mở rộng, nâng cao đường xá, cơ sở hạ tầng) thì nâng nền không phải là một giải pháp thỏa đáng và lâu dài.
Nâng tầng hầm sẽ gây ảnh hưởng đến mục đích sử dụng hầm. Không gian hầm sẽ bị thu hẹp, gây bí, không thông thoáng. Không gian chứa đựng cũng giảm đáng kể. Và đặc biệt nếu nâng dốc hầm sẽ gây ra nhiều khó khăn cho các phương tiện đi qua. Dốc cao sẽ khó lên đối với xe máy, xe đạp điện. Đối với ô tô và các xe gầm thấp có thể gây va chạm giữa xe với mặt hầm. Các xe cao và xe bán tải có thể bị va chạm với cửa hầm, gây nguy hiểm.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!