Cách lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phòng khám - trung tâm y tế.

TÍNH CHẤT ĐẶC TRƯNG CỦA NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM

  1. Nguồn gốc phát sinh

Khác với các loại nước thải thông thường nước thải phòng khám có những đặc trưng rất riêng và phátsinh từ 2 nguồn chính:

  • Nước thải từ sinh hoạt: từ các hoạt động vệ sinh, giặt giũ của cán bộ công nhân viên, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân…
  • Nước thải  từ y tế: từ các hoạt động khám chữa bệnh, tiểu phẫu, phẫu thuật, xét nghiệm, dịch tiết, máu, mủ, các bộ phận loại bỏ của cơ thể, vệ sinh dụng cụ y khoa.
  1. Thành phần nước thải phòng khám
  • Các chất hữu cơ;
  • Các chất dinh dưỡng;
  • Các chất rắn lơ lửng;
  • Các vi trùng, vi khuẩn gây bệnh: Salmonella, tụ cầu, liên cầu, virus đường tiêu hóa, bại liệt, các loại kí sinh trùng, amip, nấm…
  • Các mầm bệnh sinh học khác trong máu, mủ, dịch, đờm, phân của người bệnh;
  • Các loại hóa chất độc hại từ cơ thể và chế phẩm điều trị, thậm chí cả chất phóng xạ.

LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM

Do nước thải phòng khám  có hàm lượng chất hữu cơ không quá cao, lượng nitơ amoni, photpho lai khá lớn, mặt khác lưu lượng nước thải cần xử lý nhỏ nên hiện nay xu hướng tích hợp các quá trình XLNT trong các modun dạng bể bê tông xây tại chỗ hoặc chế tạo sẵn bằng các loại vật liệu composite cốt sợi thủy tinh, thép không gỉ… Bể hoạt động theo nguyên tắc AO (thiếu khí – Anoxic và hiếu khí – Oxic). Ưu điểm của mô hình này là ngoài việc xử lý hữu cơ, các quá trình xử lý sinh học tích hợp trong các bể này còn xử lý được nitơ thông qua quá trình nitrat hóa và khử nitơrát, xử lý được hàm lượng photpho trong đầu vào.

 

Lựa chọn dây chuyền công nghệ:

Với phương án 1: Việc sử dụng màng MBR trong hệ thống sẽ không yêu cầu phải bố trí thêm bể lắng trong dây chuyền . Tuy nhiên với công suất nhỏ 2,5m3/ ngày  thì việc sử dụng màng MBR trong hệ thống xử lý là rất tốn kém và khó vận hành bảo trì.

Vớiphương án 2: Với lưu lượng nước thải nhỏ và các chỉ tiêu ô nhiễm không quá cao thì chọn phương án 2 là hợp lý, vừa giảm thiểu được chi phí đầu tư ban đầu vừa vận hành bảo dưỡng đơn giản.

    1. Thuyết minh sơ đồ dây chuyền công nghệ:

Bể thu gom:Các nguồn nước thải khác nhau theo hệ thống thoát nước sẽ đi qua song chắn rác được đặt trước bể thu gom nhằm giữ lại các chất thải rắn có trong nước thải, tránh các sự cố về máy bơm (nghẹt bơm, gãy cánh bơm…) đồng thời làm giảm 5% lượng SS và 5% lượng COD. Do tính chất nước thải y tế thường không có hoặc rất ít hàm lượng dầu mỡ nên không cần thiết phải bố trí thêm bể tách dầu mỡ.

Các chất thải rắn bị giữ lại tại song chắn rác được vớt bỏ định kỳ. Sau đó, nước thải từ bể thu gom sẽ được chảy về ngăn điều hòa của hệ thống.

Ngăn điều hòa: Lưu lượng và chất lượng nước thải từ hố thu chảy về luôn dao động trong ngày. Trong khi đó các hệ thống sinh học phải được cung cấp nước thải đều đặn về thể tích cũng như hàm lượng các chất cần xử lý 24/24 giờ. Do đó cần thiết phải có một ngăn điều hòa. Ngăn điều hòa có chức năng điều hòa lưu lượng nước thải và các chất cần xử lý để bảo đảm hiệu quả cho các quy trình xử lý sinh học về sau.

Ngăn thiếu khí:c từ ngăn điều hòa sẽ được chuyển sang ngăn xử lý thiếu khí, tại đây, NO3- trong nước thải sinh ra từ quá trình oxy hóa amoni ở trong ngăn hiếu khí, được bơm tuần hoàn về ngăn anoxic, cùng với bùn hoạt tính, và nước thải nạp vào, với điều kiện thiếu oxy (anoxic), quá trình khử NO3- thành N2 tự do được thực hiện,và N2 tự do sẽ thoát ra ngoài không khí. Hàm lượng Nitơ tổng trong nước thải giảm xuống mức cho phép. Quá trình chuyển hóa Nitơ hữu cơ trong nước thải dưới dạng amoni thành nitơ tự do được diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng Nitrosomonas và Nitrobacter:

+  Quá trình Nitrification: NH4+ + 1.5 O2 => NO 2- + 2 H+ + H2O

+  Quá trình Denitrification: NH4+ => NO2- => NO3- => N2

Tại ngăn Anoxic có gắn máy khuấy chìm – Mixer nhằm tạo ra điều kiện thiếu khí cho sự hoạt động của chủng vi khuẩn khử nitrat sẽ tách oxy từ nitrat cho quá trình oxy hóa các chất hữu cơ

Ngăn hiếu khí: Các chất hữu cơ chủ yếu được xử lý tại ngăn này.Thiết bị thổi khí được vận hành liên tục nhằm cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước… theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + Vi sinh vật hiếu khí => H2O + CO2 + sinh khối mới +…

Ngăn lắng: Sinh khối hay các bông bùn được tạo ra trong quá trình hiếu khí sẽ được lắng tại ngăn ngày. Thiết kế  ngăndạng vát đáy hình côn, dưới đáy ngăn có lắp bơm chìm để thu hồi bùn. Đây là nơi xảy ra quá trình lắng tách pha và giữ lại phần bông cặn (bùn sinh học). Bùn này một phần sẽ được tuần hoàn về bể sinh học hiếu khí để ổn định mật độ vi sinh, phần dư thừa xả bỏ qua bể chứa bùn. Nước thải từ bể lắng sinh học sẽ đi theo đường ống, trên đường ống này có sẽ được châm hóa chất khử trùng trước khi xả thải ra ngoài.

Bùn dưtừ các ngăn và các bùn rắn từ các quá trình lược rác cũng được dẫn về bể chứa bùn.Quá trình ổn định bùn kỵ khí diễn ra trong thời gian dài sẽ làm cho bùn ổn định, mất mùi hôi và dễ lắng.Sau đó bùn được hút đem đi chôn lấp.

  1. Bản vẽ chế tạo hình khối d hoặc không gian

Liên hệ tư vấn (miễn phí) Mss Thanh - Phòng R&D - 0967511820

Công ty CP Kỹ Thuật Môi Trường và Xây Dựng Vinacee Việt Nam

Địa chỉ: Đội 1 Tả Thanh Oai, Thanh Trì, Hà Nội

Cơ sở 2: Tầng 9, Số 66, Trần Đại Nghĩa, P. Đồng Tâm, Q.Hai Bà Trung, Hà Nội.

ĐT: 0974887369, 0942226986 (Mr Tuyên)

Email: Vinaceeco@gmail.com

Sản phẩm tương đương.


 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!