Bồn Composite xử lý nước thải cho các bệnh viện dã chiến - phòng chống dịch bệnh.
Bể xử lý nước thải Compostie (RPF)
Bồn (bể) composite xử lý nước thải là một loại bồn xử lý được làm từ chất liệu composite – một loại vật liệu tổng hợp có cấu tạo từ 2 loại vật liệu riêng lẻ - Hỗn hợp nhựa bọc phủ cốt sợi thuyer tinh hữu cơ, sở hữu nhiều tính chất ưu việt hơn các loại vật liệu cấu thành. Đây là sản phẩm nhận có rất nhiều đánh giá tích cực và được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn. Sau đây là những đặc điểm - ưu điểm của bể Composite khi sử dụng bồn xử lý nước thải đặc biệt là nước thải cho các bệnh viện, bệnh viện dã chiến.
Đặc điểm và cấu tạo của bồn xử lý nước thải composite
Không phủ nhận những gì nền công nghiệp đã đem lại cho chúng ta, một cuộc sống hiện đại với đầy đủ các trang thiết bị, nhưng chúng ta cũng phải chấp nhận việc môi trường sống đang bị đe dọa. Việc các khu công nghiệp xả thẳng chất thải ra môi trường gây ô nhiễm nghiêm trọng đến nền sinh thái đã không còn là một vấn đề hiếm gặp. Là một hành động sai trái, một hành vi phạm pháp, tại sao các khu công nghiệp vẫn bất chấp và xả thẳng nước thải ra môi trường ? Lí do dẫn đến điều này kì thực rất đơn giản. Doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí, để vận hành hệ thống xử lý nước thải, các doanh nghiệp sẽ tốn kém một khoản chi phí không hề nhỏ cho các thiết bị hiện đại. Có biện phps nào giúp doanh nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, những vẫn có thể bảo đảm an toàn cho môi trường ? Bồn composite xử lý nước thải chính là lời giải cho vấn đề này.
Những ưu điểm vượt trội của bồn xử lý nước thải được làm từ chất liệu Composite (RPF)
Bồn xử lí nước thải được làm từ chất liệu composite có nhiều ưu điểm hơn các loại bồn làm từ chất liệu khác, nhiều tính năng ưu việt như :
Thi công nhanh gọn tại công trình (đáp ứng cho các công trình cấp tốc)
Không cần thời gian xây dựng lâu la, sản phẩm bồn composite xử lý nước thải được thiết kế lắp đặt sẵn, khi khách hàng muốn sử dụng chỉ cần mua sản phẩm về và lắp đặt trực tiếp, rất nhanh chóng và gọn gàng, không tốn thêm các chi phí phát sinh.
Tính cơ động cao
Các sản phẩm bồn xử lý nước thải composite được lắp đặt tuwf trước, công đoạn lắp tại công trình rất đơn giản và tiện lơi. Nếu khách hàng có như cầu chuyển địa điểm cũng vẫn có thể tháo dỡ và mang sản phẩm theo để tiếp tục sử dụng. Đối với phương pháp sử lý nước thải thông qua việc xây bồn xử lý, khách hàng sẽ không thể mang sản phẩm đi khi chuyển địa điểm.
Độ bền cơ học cao, giảm ăn mòn
Chất liệu composite là một loại chất liệu có nhiều ưu điểm đáng kể đến như có tính cơ học cao, chống ăn mòn, chịu được áp lực,… sản phẩm bồn xử lý nước thải được tạo ra từ chất liệu này kế thừa những ưu điểm vượt trột của chất liệu.
Thiết kế gọn gàng, bảo trì dễ dàng
Sản phẩm được thiết kế theo hình trụ nằm, hoặc đứng, có dung tích theo yêu cầu cụ thể của khách hàng. Việc thiết kế này giúp sản phẩm có diện tích tối ưu, tiết kiệm diện tích trong sử dụng. Việc bảo trì của sản phẩm cũng rất đơn giản, khách hàng không phải lo lắng về vấn đề bảo trì hay chi phí của bảo chì.
Chi phí phù hợp
Để có thể sở hữu 1 bồn xử lý nước thải bằng chất liệu composite, chúng ta sẽ phải trả từ 100 USD – 600USD tùy vào dung tích cảu bồn (khoảng 2.200.000 – 13.200.000 VND). Mức giá thành này rẻ hơn so với các loại bồn làm từ chất liệu khác. Ngoài ra, chi phí lắp đặt của bồn cũng rẻ hơn so với việc xây dựng bồn xử lý nước thải, hay lắp đặt hệ thống xử lý nước thải khác.
Cấu tạo của bồn xử lý nước thải composite
Bồn xử lý nước thải composite là một hệ thống gồm nhiều ngăn nhỏ ở trong, mỗi ngăn có một chức năng khác nhau. Trng bồn xử lý nước thải được cấu thành từ 5 ngăn nhỏ, cụ thể :
Ngăn thiếu khí giúp điều chỉnh dòng nước thải
Ngăn này chứa kí nitơ và một phần các chất hữu cơ khác, khi nước thải đi vào ngăn này sẽ được lọc và điều chỉnh. Dưới đáy ngăn có hệ thống khuấy có tác dụng làm đồng đều nước thải, tránh việc bùn sinh học lắng xuống.
Ngăn hiếu khí nhằm trộn đều bùn hoạt tính và nước thải
Đây là ngăn chuyển hóa phần hữu cơ, chất ô nhiễm có trong nước thải thành các chất không độc như CO -2, H2O, NO3-, N2,… và sinh khối. Dưới đáy ngăn có hệ thống phân phối khí mịn, có tác dụng bổ sung oxi vào quá trình xử lý khí, đồng thời trộn đều bùn hoạt tính vào nước thải
Trong cả hai ngăn thiếu khí và hiếu khí đều được bố trí các đệm vi sinh để tăng mật độ bùn hoạt tính, xử lý phần lớn lượng nước thải, giảm thiểu thời gian xử lý cần thiết, cũng như khối tích của bồn.
Ngăn lắng xử lý các chất cặn từ ngăn hiếu khí
Ngăn lắng có tác dụng sử lý bùn và các chất cặn được tách ra từ sau khi nước thải qua ngăn hiếu khí. Trong ngăn lắng có hệ thống đường tuần hoàn bùn về bể thiếu khí để khử khí nitơ có trong nước thải, đồng thời xử lý bùn sinh ra từ quá trình xử lý sinh học.
Ngăn khử trùng tiêu diệt vi khuẩn trong nước thải
Nước thải sau khi được lọc qua 3 ngăn sẽ tiến vào ngăn khử trùng. Ngăn khử trùng gồm các chất hóa học có tính sát trùng mạnh như NaOCl,… có tác dụng tiêu diệt những vi khuẩn ở trong nước thải. Các chất hóa học được cấp vào ngăn thông qua hệ thống bơm hoặc viên nén.
Ngăn chứa bùn giữ lại bùn sinh học trong quá trình lọc nước thải
Bùn dư sau quá trình sử lý nước thải sẽ được dẫn về ngăn chứa bùn. Đây là ngăn cuối cùng của quy trình xử lý nước thải. Ngăn chứa bùn là ngăn được giữ lại những lượng bùn sinh học trong quá trình lọc nước thải, một phần nước trong được tách ra từ đây sẽ được quay lại ngăn thiếu khí để xử lý. Còn đối với phần bùn sinh học, sau một thời gian được tích trữ ở ngăn chứa bùn sẽ được đưa đi xử lý ( tầm 2 – 3 tháng được dọn 1 lần).
Ngoài ra, trong bồn xử lý nước thải composite có các thiết bị khác phụ trợ cho việc xử lý như: máy thổi khí, máy bơm nước thải, bơm bùn, tủ điều kiển,…
Hình dáng – chất liệu làm bồn xử lý nước thải composite
Bổn xử lý nước thải composite có thể được chế tạo theo nhiều hình dáng khác nhau, phù hợp với yêu cầu, diện tích, mong muốn của đơn vị khách hàng. Các dạng bồn xử lý nước thải được sử dụng nhiều và phổ biến là các dạng bồn :
- Bồn dạng tròn
- Bồn dạng chóp nón
- Bồn trung tâm
- Bồn dạng lắng
- …
Không phải loại chất liệu tổng hợp nào cũng có thể làm thành sản phẩm bồn xử lý nước thải tốt. Chất liệu composite được tạo thành từ 2 loại chất liệu kết hợp : chất liệu nền và chất liệu cốt. Với mỗi loại chất liệu nền và cốt khác nhau, ta sẽ thu được chất liệu hỗn hợp có tính chất khác nhau. Để có thể sử dụng làm thành bồn sử lý nước thải, không phải chất liệu nền và cốt nào cũng có thể sử dụng. Như chúng ta đã biết, nước thải có thể phân thành 2 loại là nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp. Nước thải sinh hoạt có độ nguy hiểm với môi trường không cao, nhưng nước thải công nghiệp lại vô cùng đọc hại. Bồn xử lý nước thải phải có độ bền cao, chịu được tính ăn mòn của hóa chất, có tuổi thọ cao,… Để đảm bảo được điều này, bồn xử lý nước thải composite được làm từ vật liệu nền là vật liệu nhựa vinylester cùng vật liệu cốt là sợi thủy tinh. Nhựa vinylester là loại vật liệu có khả năng chống ăn mòn từ các chất hóa học. Sợi thủy tinh ở chất liệu cốt là sợi thủy tinh có xuất sứ từ Nhật Bản, có tính chất dễ thấm, sự kết hợp này làm tăng độ bền của bồn, tăng tuổi thọ và đảm bảo lúc vận hành không gây rò rỉ, gây ảnh hưởng đến việc vận hành cũng như các thiết bị khác của hệ thống.
Bồn xử lý nước thải composite là một hệ thống gồm nhiều bồn liên kết với nhau, giữa các bồn cũng được ghép nối, ngăn cách bằng các mấu nối làm bằng chất liệu composite chống ăn mòn.
Nguyên tắc hoạt động và các phương pháp xử lý nước thải
Nguyên tắc hoạt động của bồn xử lí nước thải composite
Bồn xử lý nước thải được hoạt động theo các nguyên tắc:
- Nước và các chất thải tan sẽ được đưa vào hệ thống lọc để tiến hành lọc và xử lý
- Các chất thải rắn sẽ được giữ lại bằng các tấm màng lọc, ngăn không cho các chất thải này tiến vào bể xử lý
- Kết thúc chu trình lọc, các cặn chất thải rắn sẽ được lấy ra ngoài bằng phương pháp rửa ngược, các hạt vật liệu lọc sẽ ma sát với nhau làm sạch tấm màng lọc đồng thời đẩy ngược những cặn và chất thải rắn ra ngoài.
Các phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hiện nay
Hiện nay, nhiều khu công nghiệp được mọc lên, việc xử lý nước thải của các khu công nghiệp là một vấn đề cấp thiết đối với chính bản thân khu công nghiệp và còn vì lợi ích cộng đồng. Dưới đây là các biện pháp sử lý nước thải của khu công nghiệp mà các bạn có thể thoe dõi:
Phương pháp xử lý cơ học: Phương pháp xử lý cơ học là phương pháp được sử dụng nhiều nhất vì đơn giản. Đây là phương pháp thường được áp dụng giai đoạn sơ bộ, lọc các chất không tan ra khỏi dung dịch nước thải . Các phương pháp cơ học thường được sử dụng như:
Sử dụng các song chắn rắc hoặc lưới chắn rác: Phương pháp này loại bỏ các chất thải rắn ra khỏi nước thải, đối với rác thải sinh hoạt chỉ cần sử dụng tấm chắn và máy nghiền để nghiền nhỏ các vật bị giữ lại, tuy nhiên, đối với nước thải công nghiệp, việc sử lý sẽ diễn ra cẩn thận hơn.
Bể điều hòa duy trì sự ổn định của dòng nước thải: Bể điều hòa được sử dụng để duy trì sự ổn định của dòng chất thải, sử dụng bể điều hòa với các chất ức chế sexlamf giảm sự phát triển của các vi dinh vật gây bệnh. Dòng chảy của chất thải được ổn định khiến áp suất tác động lên hệ thống giảm, việc xử lý nước thải có hiệu quả hơn.
Bể lắng cát lạo tạp chất thô ra khỏi dòng nước thải: Bể này xử lý các loại tạp chất ở dạng thô ra khoải dòng nước thải, theo chức năng mà bể sẽ được phân thành 3 loại: bể lắng cát, bể lắng sơ cấp và bể lắng thứ cấp.
Bể lắng sơ cấp: là bể đầu tiên, giữ lại những chất hữu cơ không tan, loại bỏ chất thải rắn ra khỏi bể và các chất nổi.
Bể lắng thứ cấp: là bể được đặt sau, thực hiện chức năng xử lý dòng nước thải sau khi được lọc qua.
Bể lọc tách các chất rắn ra khỏi dòng nước thải nhờ ngăn xốp:
Khi mà bể lắng không thể loại bỏ được những chất thải rắn nhỏ, thì chúng sẽ được loại bỏ ở bể lọc. Bể lọc là quá trình tách các hạt chất rắn ra khỏi dòng nước thải bằng chách để nước chảy qua các lớp ngăn xốp. Quá trình lọc có thể xảy ra dưới áp suất của thủy tĩnh của cột chất lỏng.
Chuyển hóa chất bẩn thành dạng keo nhờ quá trình đông tụ và keo tụ: Quá trình lọc chỉ có thể tách được những hạt chất thải rắn ra khỏi nước thải, nhưng các chất gây ô nhiễm vì vẫn tồn tại trong nước thải, chính vì vậy chúng tiến vào bước đông tụ và keo tụ. Nói đơn giản, ở đây, các chất bẩn sẽ được chuyển hóa thành dạng keo, quá trình đông tụ là quá trình trung hòa điện tích, keo tụ là quá trình tạo bông.
Phương pháp hóa học và lý học: Đây là phương pháp được sử dụng để thu hồi các chất quý, khử các chất độc để chúng không làm ảnh hưởng đến giai đoạn làm sạch sau này. Phương pháp thường được sử dụng như là oxi hóa, trung hòa, đông tụ ( keo tụ),… thông thường có thể sử dụng nhiều phương pháp cùng 1 lúc để thu được kết quả tốt nhất.
Phương pháp sinh hóa : Phương pháp sinh hóa thường được sử dụng để loại bỏ những phần chất thải keo, vô cơ, hữu cơ ra khỏi nước thải. Phương pháp này dựa vào khả năng sống của các vi sinh vật, các vật chất trong nước thải sẽ là những nguồn cung dinh dưỡng khiến quá trình xây dựng tế bào ở các vi dinh vật tăng lên.
Tham khảo thêm hình ảnh Trạm xử lý nước thải bằng Composite sử dụng tại một số cơ sở ý tế trong nước.
Viết bình luận
Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!