Xử lý nước thải phòng khám y tế - Quản lý và giải pháp kỹ thuật

VINACEE VIỆT NAM GIỚI THIỆU GIẢI PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO CÁC PHÒNG KHÁM 
(Giải pháp modun hợp khối bằng nhựa, nhựa compostie quy mô công suất < 5 m3/ngày.đêm)
I. Các văn bản của nhà nước quy định về xử lý nước thải y tế đối với các cơ sở khám chữa bệnh

1. Quyết định số 1327/2002/QĐ-BYT về việc ban hành tiêu chuẩn thiết kế phòng khám đa khoa khu vực tiêu chuẩn ngành. Tại điều 7, quy định:
- Phòng khám đa khoa khu vực phải có hệ thống xử lý nước thải
- Nước thải từ khu kỹ thuật khám – chữa bệnh và từ các phòng vệ sinh phải được thu gom, xử lý.
2. Quyết định số 2038/QĐ-TTg, ngày 15 tháng 11 năm 2011, quyết định phê duyệt đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020. Tại điều 1, khoản 2 quy định: “ 100% các cơ sở y tế tuyến Trung ương, 70% các cơ sở y tế tuyến tỉnh, 50% các cơ sở y tế tuyến huyện và 100% các cơ sở y tế tư nhân thực hiện xử lý nước thải bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường”.
3. Thông tư số 18/2013/TT-BYT, ngày 01 tháng 7 năm 2013 quy định về vị trí, thiết kế, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật, thiết bị của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm.
- Tại điều 2, khoản 1, mục i: “Phải có hệ thống xử lý nước cấp, nước thải và khí thải”.
- Tại điều 3, khoản 5, mục d:
+ Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh truyền nhiễm phải có hệ thống xử lý nước thải. Nước thải phải đạt tiêu chuẩn loại A – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 28:2010 về nước thải y tế.
3. Công văn số 1882/UBND-VX ngày 26/4/2012 của Ủy ban nhân nhân thành phố Hồ Chí Minh về việc xử lý nước thải y tế tại các bệnh viện, phòng khám tư nhân trên địa bàn thành phố.
Thông báo số 1930/SYT-KHTH ngày 19/4/2012 của Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh về kết luận của Giám đốc Sở y tế tại buổi họp triển khai chỉ đạo của UBND thành phố, trong việc thực hiện công tác xử lý nước thải y tế tại các đơn vị y tế trên địa bàn thành phố.
Theo đó, các bệnh viện, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tư nhân phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải y tế đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường – QCVN 28:2010/BYT.

II. Đặc trưng nước thải y tế của các cơ sở khám chữa bệnh
Nước thải từ phòng khám: dịch, máu, các loại hóa chất dùng xét nghiệm, khử trùng, tẩy rửa, các loại vaccin, dầu mỡ động thực vật, các phế phẩm thuốc, dung môi hóa học, dư lượng thuốc kháng sinh, các kim loại nặng, vi sinh vật gây bệnh,… nên cần phải xử lý trước khi thải ra ngoài môi trường.
- Đây là loại nước thải có nhiều chất hữu cơ và các vi trùng gây bệnh
- Nồng độ BOD5, COD trong nước thải không cao, rất thích hợp cho quá trình xử lý sinh học kết hợp với màng lọc MBR.

Thuyết minh quy trình công nghệ

-
 Nước thải phát sinh hàng ngày theo mạng lưới thu gom qua song chắn rác (SCR) để loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn ra khỏi nước thải trước khi vào bể gom để loại bỏ các tạp chất nổi và lắng bớt một phần cặn lắng.

- Nước thải từ bể gom được bơm sang bể xử lý hợp khối theo chiều từ trên xuống. Bể hợp khối được thiết kế tổ hợp 2 ngăn: ngăn yếm khí, ngăn hiếu khí kết hợp với màng lọc MBR.

- Tại ngăn yếm khí: nhờ hoạt động của các vi sinh vật yếm khí sẽ tiếp tục hấp thụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành hỗn hợp khí CH4, CO2, N2, H2… qua 3 giai đoạn như sau:

+ Giai đoạn 1 (thủy phân): Căt mạch các hợp chất cao phân tử thành các chất hữu cơ đơn giản như monosacarit, amono axit hoặc các muối pivurat khác.

+ Giai đoạn 2 (Acid hóa): Chuyển hóa các chất hữu cơ đơn giản thành các loại axit hữu cơ thông thường như axit axetic hoặc glixerin, axetat, …

CH3CH2COOH + 2H2O --> CH3COOH + CO2 + 3H2

CH3CH2 CH2COOH + 2H2O --> 2CH3COOH + 2H2

+ Giai đoạn 3 (Acetate hóa): Giai đoạn này chủ yếu dùng vi khuẩn lên men meetan như Methanosarcina và Methanothrix để chuyển hóa axit axetic và hydro thành CH4 và CO2.

CH3COOH --> CO2 + CH4

CH3COO- + H2O --> CH4 + HCO3-

HCO3- + 4H2 --> CH4 + OH- + 2H2O

- Sau đó nước thải tự chảy sang ngăn xử lý hiếu khí kết hợp với màng lọc MBR. Tại đáy ngăn có lắp hệ thống phân phối khí nhằm cấp khí vào bể với mục đích:

(1) Cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí chuyển hóa chất hữu cơ hòa tan thành nước và carbonic, nitơ hữu cơ và ammonia thành nitrat NO3-;

(2) Xáo trộn đều nước thải tạo điều kiện để vi sinh vật tiếp xúc tốt với các cơ chất cần xử lý;

(3) Giải phóng các khí ức chế quá trình sống của vi sinh vật, các khí này sinh ra trong quá trình vi sinh vật phân giải các chất ô nhiễm;

(4) Tác động tích cực đến quá trình sinh sản của vi sinh vật. Các quá trình sinh hóa trong ngăn xử lý hiếu khí được thể hiện trong các phương trình sau:

Oxy hóa và tổng hợp:

COHNS (chất hữu cơ) + O2 + Chất dinh dưỡng + VK hiếu khí à CO2 + H2O + NH3 + C5H7O2N (tế bào vi khuẩn mới) + sản phẩm khác

Hô hấp nội bào: C5H7O2N ( tế bào) + 5O2 + Vi khuẩn à 5CO2 + 2H2O + NH3 + E

Bên cạnh quá trình chuyển hóa các chất hữu cơ thành CO2 và H2O, vi khuẩn hiếu khí Nitrisomonas và Nitrobacter còn oxy hóa NH3 thành NO2- và cuối cùng là NO3-.

Vi khuẩn Nitrisomonas: 2NH4+ + 3 O2 à 2NO2- + 4H+ + 2H2O

Vi khuẩn Nitrobacter: 2NO2- + O2 à 2NO3-

Tổng hợp hai phương trình trên: NH4+ + 2O2 à NO3- + 2H+ + H2O

Nước thải sau khi phân hủy hiếu khí được xử lý tiếp qua màng lọc MBR, màng được cấu tạo từ chất Polypropylen có kích thước lỗ màng nhỏ cỡ từ 0,01-0,2 mm, chỉ cho các phân tử nước đi qua, còn những tạp chất rắn, hữu cơ, vô cơ,.... sẽ được giữ lại trên bề mặt màng. Nước sạch sẽ theo hệ thống ống xả ra ngoài môi trường nhờ hệ thống bơm hút. Khi áp suất chân không vượt quá 50 Kpa so với bình thường (10-30 kpa) thì bơm hút sẽ tự động ngắt để bơm rửa ngược hoạt động, khi đó màng bị rung làm cho các chất cặn rơi xuống đáy. Phần bùn cặn dư sẽ được bơm hút về ngăn xử lý yếm khí.
Ưu điểm của màng lọc MBR:

- Với kích thước lỗ màng là 0,01- 0,2 µm, màng MBR có thể tách các chất rắn lơ lửng, hạt keo, vi khuẩn, một số virus và các phân tử hữu cơ kích thước lớn hơn. Do đó, quá trình MBR không cẩn phải xây thêm bể lắng bùn sinh học và bể khử trùng phía sau, giảm được chi phí xây dựng và thiết bị, giảm chi phí vận hành.

- Thời gian lưu nước ngắn 3 -5 giờ, so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường ( >6 giờ), do đó giảm được diện tích cần thiết.

- Nồng độ vi sinh trong bể cao và thời gian lưu bùn dài nên khối lượng bùn dư sinh ra ít, do đó giảm chi phí xử lý, thải bỏ bùn. Ngoài ra, do nồng độ bùn trong bể cao nên sẽ làm giảm khả năng nổi bùn, tăng hiệu quả của xử lý của bùn hoạt tính.

- Chất lượng nước sau màng MBR đạt tiêu chuẩn môi trường về các chỉ tiêu hóa lý và vi sinh.

- Quá trình vận hành đơn giản và dễ dàng hơn so với quá trình thông thường, MBR có thể điều chỉnh hoàn toàn tự động trong quá trình vận hành.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải:

- Vật liệu vỏ bên ngoài bằng Innox 304, dày 1,5mm, bền đẹp, thẩm mỹ, không choáng diện tích.

- Kích thước của bể xử lý nhỏ gọn, dễ dàng lắp đặt và phù hợp với tất cả các phòng khám có diện tích nhỏ.

- Thiết kế theo modul, dễ dàng di chuyển mỗi khi phòng khám thay đổi địa điểm.

- Hoàn toàn kín khít, không thấm, không rò rỉ, không gây mùi, không bị ăn mòn, có độ bền theo thời gian.

- Giá thành hợp lý (rẻ hơn so với các bể xử lý nước thải nhập ngoại với tính năng và chất lượng tương đương).

- Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường theo QCVN 28:2010/BTNMT

- Vận hành đơn giản, tự động, bảo trì bảo dưỡng dễ dàng.

III. Cam kết chất lượng nước sau xử lý

Chất lượng nước sau xử lý đạt QCVN 28:2010/ BTNMT cột A, B – Quy định giá trị C của các thông số ô nhiễm làm cơ sở tính toán giá trị tối đa cho phép trong nước thải y tế khi thải vào nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt hoặc không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.

Liên hệ tư vấn công nghệ: Nguyễn Hữu Tuyên , Viện Khoa học và Kỹ Thuật Môi Trường, Đại học Xây dựng Hà Nội

ĐT: 0988387885, email: huutuyen.iese@gmail.com

 

Viết bình luận

Bạn đã gửi bình luận thành công. Xin cảm ơn!