Bể tự hoại cải tiến cho biệt thự
Bể tự hoại Bastaf cho các công trình nghỉ dưỡng, biệt thự cao cấp.
Bể tự hoại là một phần chính của hệ thống xử lý nước thải sơ bộ, có tích chất tự hoại (tự phân hỷ chất hữu cơ trong nước thải) của hệ thống thoát nước trong hoặc ngoài công trình. Hệ thống tự hoại là hệ thống xử lý nước thải qui mô nhỏ, thường được áp dụng đối với những vùng cách xa hệ thống xử lý nước thải tập trung hoặc các công ty chuyên xử lý nước thải.
Hệ thống tự hoại là một loại phương pháp xử lý nước thải tại chỗ. Thuật ngữ “tự hoại” liên quan đến quá trình phân hủy chất thải do các vi khuẩn kị khí gây ra. Chúng phân hủy và khoáng hóa các chất thải được đưa tới bể tự hoại.
Ngày nay, với sự hình thành và phát triển của sản phẩm này, bể tự hoại đã được nghiên cứu hoàn thiện, cải tiến để đáp ứng cao hơn nhu cầu về xử lý nước thải cho các công trình dân dụng và công nghiệp (hệ thống nước thải sinh hoạt nhỏ trong các nhà máy, xí nghiệp), tăng hiệu quả xỷ lý chung đạt từ 70 đến 85% tải lượng ô nhiễm.
Việc bảo trì phải được tiến hành định kì để loại bỏ chất rắn lắng dưới đáy bể cũng được tiến hành theo chu kỳ từ 2 đến 3 năm một lần vì chúng có thể gây đầy bể và làm giảm hiệu suất xử lý.
Theo cơ quan bảo vệ môi trường thì chủ căn nhà phải có trách nhiệm bảo trì các bể tự hoai của mình. Nếu như không tuân thủ thì họ phải chịu chi phí rất đắt để để sửa chữa khi hầm bị đầy và khi xảy ra sự cố tắc nghẽn hệ thống dẫn dòng thải hoặc các vấn đề về nổ khí ga tích trữ trong bể tự hoại.
Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP HCM, Hải Phòng, Đà Năng, các dự anh khu đô thị, đặc biệt các căn biệt thự, liền kề, shophouse là một trong những đối tượng cần áp dụng các thiết bị tự hoạt cải tiến và quá trình hoạt động xây dựng, vừa giảm thiểu ô nhiễm và môi trường xung quanh, vừa tránh các vấn đề về sự cố môi trường và đảm bảo an toàn thoát nước, thông khí và thoát mùi.
Quy trình làm sạch của nước thải trong bể tự hoại cải tiến bao gồm các bước chính
Bước 1: Chất thải từ bồn cầu được đưa tới ngăn chứa lớn nhất.
Bước 2: Nước thải chưa được lắng tách hoàn toàn sẽ được đưa vào ngăn thứ hai qua 2 đường ống hay các vách ngăn hướng dòng hoặc ống lọc giúp cho việc tạo dòng chảy, điều hòa dung lượng và nồng độ chất thải, ngăn làm lắng đọng chất thải, lên men kỵ khí.
Bước 3: Ở các ngăn tiếp theo nước thải được chuyển động theo chiều từ dưới lên trên sẽ tiếp xúc với các sinh vật kỵ khí ở lớp bùn dưới đáy bể ở điều kiện động. Các chất hữu cơ được các sinh vật kỵ khí hập thụ và chuyển hóa giúp chúng phát triển bên trong của từng khoang bể chứa. Điều này sẽ giúp ta bóc tách riêng 2 pha là lên men axit và lên men kiềm nhờ phản ứng kỵ khí này. Chuỗi phản ứng này mà bể của chúng ta được xử lý triệt để lượng bùn và các chất cặn bã hữu cơ sẽ tăng thời gian lưu bùn.
Bước 4: Tại các ngăn lọc cuối cùng của bể thì các vi sinh vật kỵ khí sống nhờ dính bám vào bể mặt các hạt vật liệu học sẽ ngăn cặn lơ lửng trôi ra theo với nước làm sạch nước thải đảm bảo cho bể tự hoại cải tiến có hiệu qua lọc cao nhất.
Ngoài ra trong bể còn được thiết kế bố trí hệ thống thông hơi tổng cho toàn bộ các ngăn, giúp việc khí ga (khí Metan) và một phần nhỏ khi Hidriosunphua sinh ra trong quá trình phân hủy không bị tích tụ, tạo áp, gây nổ hoặc gây mùi trong quá trình sử dụng bể và công trình xây dựng dân dụng; đặc biệt với các căn biệt thự hay các căn hộ Shophuse của bạn.
Tư vấn công nghệ và sản phẩm.
Thạc sỹ: Nguyễn Hữu Tuyên
Công ty CP Kỹ thuật Môi trường và Xây dựng VINACEE Việt Nam
Một số thiết kế, công nghệ bể tự hoại cải tiến của Việt Nam